10 tháng, chúng ta đã chi hơn 70 tỷ USD mua thứ này, tăng gần 1 tỷ USD

So cùng kỳ năm trước, chúng ta đã tăng chi 1,2%, tương ứng tăng 836 triệu USD, để mua thứ này.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, trị giá nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10 đạt 29,52 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước, tương ứng tăng 1,04 tỷ USD. So với tháng thấp nhất trong năm, trị giá nhập khẩu của tháng 10 đã tăng 28,7%, tương ứng tăng 6,59 tỷ USD.

var adpushup = window.adpushup = window.adpushup || {};
adpushup.que = adpushup.que || [];
adpushup.que.push(function() {
adpushup.triggerAd(“6c62eff9-729b-4f51-8c0e-93d0e608830f”);
});

Tính đến hết tháng 10/2023, trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 266,87 tỷ USD, giảm 12,2% tương ứng giảm 37,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó giảm mạnh nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, giảm 10,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

Nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện gần như trở thành “ngôi sao” khi có mức độ tăng khá cao, trong khi các mặt hàng khác giảm hoặc đi ngang.

Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 10 đạt 8,47 tỷ USD, giảm nhẹ 1,5% tương ứng giảm 128 triệu USD so với tháng trước. Trong 10 tháng/2023, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 71,29 tỷ USD, tăng 1,2% tương ứng tăng 836 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam bao gồm: Hàn Quốc đạt 23,04 tỷ USD, tăng 15,1%; Trung Quốc đạt 18,85 tỷ USD, giảm 8,5%; Đài Loan (Trung Quốc) đạt 8,55 tỷ USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 10, trị giá nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,06 tỷ USD, tăng 11,7% so với tháng trước (tương ứng tăng 111 triệu USD). Tính đến hết tháng 10/2023, nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 7,11 tỷ USD, chỉ bằng 1/3 trị giá nhập khẩu 10 tháng 2022 .

Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 10 tháng 2023 là Trung Quốc với 5,92 tỷ USD, giảm 13,5%, tương ứng giảm 926 triệu USD và chiếm 83% trị giá nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của cả nước.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày trong tháng 10/2023 đạt 2,04 tỷ USD, xấp xỉ với mức nhập khẩu của tháng 9. Tính chung, lũy kế trong 10 tháng/2023, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 19,81 tỷ USD, giảm 16,9% (tương ứng giảm 4,01 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vải các loại đạt 10,71 tỷ USD, giảm 14,4%; nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 4,95 tỷ USD, giảm 13,5%; bông các loại đạt 2,35 tỷ USD, giảm 30,6%; xơ sợi dệt các loại đạt 1,8 tỷ USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may, da giày nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng/2023 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng tới 51%, với 10,44 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm nguyên liệu thức ăn gia súc (lúa mì, ngô, đậu tương, thức ăn gia súc) trong tháng đạt 996 triệu USD, tăng 15,1% so với tháng trước. Trong đó, tăng mạnh nhất là lúa mì và đậu tương, lần lượt tăng 88,4% và 43,9%. Tính đến hết tháng 10, trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này là 8,94 tỷ USD, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu thức ăn gia súc trong 10 tháng/2023 từ các thị trường: Brazil đạt 2,34 tỷ USD, tăng 24,5%; Argentina đạt 2,1 tỷ USD, giảm 34,3%, Hoa Kỳ đạt 1,12 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Lượng nhập khẩu dầu thô trong tháng đạt 1,22 triệu tấn, tăng 199,3% so với tháng trước với trị giá là 868 triệu USD, tăng 209,7% (tương ứng tăng 588 triệu USD). Tính đến hết tháng 10/2023, Việt Nam đã nhập khẩu 9,02 triệu tấn dầu thô với trị giá là 5,7 tỷ USD, tăng 11,6% về lượng nhưng giảm 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu dầu thô từ thị trường Kuwait với 7,15 triệu tấn, tăng 4,5% và chiếm gần 80% lượng nhập khẩu dầu thô của cả nước.

Lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 10/2023 đạt 412 nghìn tấn, giảm 12,6%, đạt trị giá 142 triệu USD, giảm 9,4% tương ứng giảm 15 triệu USD so với tháng trước. Trong 10 tháng 2023, cả nước đã nhập khẩu 3,36 triệu tấn phân bón các loại đạt trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 21,3% về lượng nhưng giảm 12,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu phân bón các loại từ thị trường chính là Trung Quốc đạt 1,63 triệu tấn, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm gần 50% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa này của cả nước.

Theo Dy Khoa (Nhịp Sống Thị Trường)



(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});