70% môi giới bất động sản đã bỏ nghề

Theo thông tin từ Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), đã có đến 70% môi giới bất động sản chuyển nghề hoặc rời bỏ ngành trong thời gian gần đây.

Trước đó, số lượng môi giới bất động sản hoạt động trong lĩnh vực này đạt khoảng 300.000 người. Tuy nhiên, do tác động của biến động thị trường, hiện chỉ còn khoảng 100.000 người tiếp tục hoạt động.

google_ad_client = “ca-pub-2875771766744616”;
/* Docnhanh_dekstop_300x250 */
google_ad_slot = “Docnhanh_dekstop_300x250”;
google_ad_width = 300;
google_ad_height = 250;

Trên cơ sở đó, TS Nguyễn Quốc Huy Chủ tịch HĐQT Gooroo Group, Chuyên gia Tư vấn, Đào tạo và Huấn luyện Doanh nghiệp Tài chính, Bất động sản cho biết, trong giai đoạn khó khăn của thị trường là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của thị trường, cũng như cơ hội để cá nhân và doanh nghiệp nâng cao chất lượng bản thân và sản phẩm dịch vụ.

70% môi giới bất động sản đã bỏ nghề
Ảnh minh họa: Internet

Ông nhấn mạnh đến một số yếu tố quan trọng bao gồm chứng chỉ hành nghề, tư duy “chân tâm trong sáng” mang lại lợi ích cho mọi bên và có đúng tư duy về nghề nghiệp với sự tập trung vào thực hành và kỹ năng. Ngoài ra, ông Huy cũng đề cập đến sự cần thiết của kiến thức chuyên môn, bao gồm cả kiến thức bổ trợ như tài chính, pháp lý, quản trị và đầu tư tài chính, phong thủy, marketing và truyền thông để tiếp cận khách hàng, cũng như có khả năng tư vấn cho khách hàng.

TS. Nguyễn Văn Đính Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, đội ngũ môi giới còn hoạt động là những người yêu nghề, quyết tâm theo nghề đến cùng. Việc nhiều môi giới rời bỏ thị trường cũng được coi là cơ chế sàng lọc tự nhiên, mô hình chung tạo ra sự công bằng cho thị trường với môi giới có đầy đủ, kỹ năng, kinh nghiệm.

Ông Đính cho biết, trước đó, đến thời điểm sốt nóng, lao động từ các ngành nghề khác gia nhập vào làm môi giới với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, từ xe ôm, người bán nước tới công chức nhà nước,… đều có thể tham gia kết nối thực hiện giao dịch.

“Thực tế, đây cũng chẳng phải là môi giới bất động sản đúng nghĩa. Các cá nhân này không được đào tạo, không có kiến thức hành nghề, hoạt động mang tính tự phát, không chịu sự quản lý chuyên nghiệp của bất kỳ cơ quan nào. Họ chỉ quan tâm làm sao để giao dịch diễn ra nhanh nhất, lợi dụng thời cơ “thổi giá” nhà đất để chuộc lợi, ôm hàng, lừa đảo khách hàng,… gây lũng đoạn thị trường”, ông Đính nói.

Do đó, để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư hoặc người mua nhà khi tham gia giao dịch, cần có cơ chế pháp luật ràng buộc về vai trò, trách nhiệm của môi giới bất động sản trong việc tư vấn, cung cấp thông tin. Tất cả những người hành nghề tư vấn môi giới cho khách hàng phải hoàn thành đúng, đủ các quy định trước khi hoạt động, trong đó bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề môi giới.

Ông Đính cho rằng, ở thị trường mới, cũng hết thời môi giới “làng nhàng”, chỉ có môi giới chuyên nghiệp, có nội lực, tích lũy, có tầm nhìn bền vững và chỉ số tín nhiệm cao mới có thể tồn tại.

Theo Tâm Nguyên (An Ninh Tiền Tệ)



(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});