9 dấu hiệu cho thấy bạn là người nhạy cảm với việc bị từ chối

Đối phó với sự từ chối có thể vô cùng khó khăn – đặc biệt nếu bạn bị ảnh hưởng bởi sự nhạy cảm với sự từ chối. Đây là tất cả những gì bạn cần biết về tình trạng này.

Có một sự thật được mọi người thừa nhận rằng không ai thích bị từ chối. Cho dù nó liên quan đến công việc, tình bạn hay tình yêu, bất kỳ hình thức từ chối nào cũng có thể gây tổn thương, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta thực hiện các bước để cố gắng giảm thiểu khả năng bị từ chối.

Nhưng đối với những người ‘rejection sensitivity’ (Tạm dịch: nhạy cảm với sự từ chối), bị từ chối không chỉ là một trải nghiệm tồi tệ. Đôi khi được gọi là chứng rối loạn nhạy cảm với sự từ chối hoặc RSD (thường là trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng), sự nhạy cảm với sự từ chối không chỉ liên quan đến việc chấp nhận từ chối hay chỉ trích “khó nuốt”.

Trên thực tế, nó có thể khiến những người bị ảnh hưởng trải qua phản ứng cảm xúc, đau đớn, xúc động mạnh mẽ đối với sự từ chối – ngay cả khi sự từ chối đó đơn giản được coi là đúng. Và mặc dù độ nhạy cảm với sự từ chối chủ yếu liên quan đến phản ứng của một người đối với sự từ chối được nhận thức hoặc thực tế, nhưng nó cũng có thể gây ra một số triệu chứng.

Nếu trước đây bạn đã nghe nói về sự nhạy cảm với sự từ chối, thì bạn có thể biết rằng điều này phổ biến ở những người mắc chứng tăng động giảm chú ý ADHD – nhưng nó không chỉ dành riêng cho những người mắc chứng rối loạn này.

Vì vậy, để tìm hiểu thêm về tâm lý nhạy cảm với sự từ chối – bao gồm các triệu chứng phổ biến là gì và cách giải quyết nó – cùng STYLE lắng nghe những chia sẻ và kiến thức chuyên môn của nhà tâm lý trị liệu cấp cao tại Priory, Dee Johnson.

Các dấu hiệu chính của sự nhạy cảm bị từ chối là gì?

Theo Johnson, các dấu hiệu và triệu chứng chính của sự nhạy cảm bị từ chối bao gồm:

  • Phản ứng với sự từ chối bằng cảm giác “khó chịu và tức giận” thường xuyên, “hung hăng” và “không tương xứng”
  • Rất dễ cảm thấy ngượng ngùng/xấu hổ trước phản ứng không tương xứng này
  • Tự ti và khó nuôi dưỡng lòng tự trọng
  • Lo lắng chung
  • Lo lắng xã hội dẫn đến tránh xa các tình huống xã hội và cô lập bản thân khỏi mọi người
  • Đặt kỳ vọng cao vào chính mình, sống trong nỗi sợ thất bại và làm mọi người thất vọng (những người mắc RSD cũng sẽ cảm thấy như họ đang bị chỉ trích rất nhiều lần và kết quả là ngay lập tức trở nên phòng thủ)
  • Suy nghĩ liên tục về những điểm tự ti của bản thân
  • Có suy nghĩ về việc làm tổn thương bản thân thông qua hành vi tự làm hại bản thân hoặc lạm dụng chất gây nghiện và cảm thấy không thể chia sẻ nỗi đau đó với người khác vì sợ bị từ chối hoặc đánh giá tiêu cực
  • Cảm thấy đau đớn về tình cảm khi bị từ chối

Johnson giải thích, vì nhiều dấu hiệu trong số này là điển hình của một người đang phải đấu tranh với chứng rối loạn cân bằng cảm xúc – và RSD có xu hướng diễn ra theo từng đợt – nên sự nhạy cảm với sự từ chối thường có thể bị nhầm lẫn với chứng rối loạn lưỡng cực, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) hoặc rối loạn tính cách không ổn định về mặt cảm xúc (EUPD).

“Điều quan trọng cần lưu ý là với RSD, các cơn giận dữ cảm xúc (mặc dù rất dữ dội) là những sự kiện diễn ra trong thời gian ngắn và có nhiều khả năng được kích hoạt bởi một phản ứng cảm xúc rõ ràng hơn là tự nhiên xuất hiện, như trường hợp của các rối loạn khác.”

“Ví dụ, một người mắc RSD có thể phản ứng khi đối tác hoặc bạn bè thông báo rằng họ không thể đi ăn tối với họ, thay vì trở nên buồn bã mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy điều này thậm chí có thể xảy ra.”

Điều gì gây ra sự nhạy cảm bị từ chối?

Mặc dù rối loạn cân bằng cảm xúc liên quan đến ADHD có nghĩa là sự nhạy cảm với sự từ chối đặc biệt phổ biến ở những người mắc bệnh này, nhưng những người không mắc chứng ADHD cũng có thể gặp phải tình trạng này.

“Chúng ta là những sinh vật phức tạp, vì vậy sự nhạy cảm bị từ chối cũng có thể xuất hiện do thời thơ ấu bị bỏ rơi và các hình thức lạm dụng khác, đặc biệt là về mặt tâm lý. Ví dụ, một người nào đó có thể phát triển tính nhạy cảm bị từ chối do luôn bị chỉ trích và coi thường khi còn nhỏ, vì điều này có thể dẫn đến việc hình thành các triệu chứng niềm tin bị bóp méo, chẳng hạn như cảm giác vô dụng. Sống trong sự bấp bênh và lo lắng lâu dài cũng có thể là một nguyên nhân.”

Làm thế nào để đối phó với sự nhạy cảm bị từ chối

Nếu bạn cho rằng mình có thể nhạy cảm với việc bị từ chối, hoặc chỉ đơn giản là muốn giảm bớt nỗi sợ khi bị từ chối, một số việc bạn có thế làm để giảm bớt  áp lực mà bạn cảm thấy.

Johnson khuyên bạn nên đảm bảo mình đang sống một lối sống lành mạnh và chăm sóc bản thân (không chăm sóc bản thân có thể góp phần vào cảm giác tự giá thấp), cũng như lên lịch các hoạt động giúp bạn thư giãn và cân bằng, bao gồm việc giao tiếp xã hội (mặc dù có thể làm bạn sợ hãi).

Nhận biết cảm xúc của bạn cũng rất quan trọng. “Hãy viết nhật ký thường xuyên nhất có thể và nhận thức được cảm xúc của bạn (tất cả chúng, dù là vui, buồn hay hạnh phúc). Lưu ý cách cơ thể bạn phản ứng ra sao. Điều này sẽ giúp bạn học cách đồng cảm với chính mình.



Nguồn bài viết