Titanic rời Southampton vào ngày 10 tháng 4 năm 1912. Ảnh: Wikipedia
Con tàu “không thể chìm” nhưng đã bị chìm trong chuyến đi đầu tiên qua Đại Tây Dương vào năm 1912 sau khi va chạm với một tảng băng trôi, Titanic cũng được cho là con tàu nổi tiếng nhất thế giới. Titanic được nhiều người trên thế giới biết đến hơn tất cả các con tàu nổi tiếng khác như: Niña, Pinta và Santa Maria (hạm đội của Christopher Colombus đã phát động cuộc chinh phục châu Mỹ của người Tây Ban Nha), hay HMS Endeavour của Thuyền trưởng Cook (con tàu cao lớn đặt trong thúc đẩy cuộc chinh phục Úc của Anh).
Chuyến đi đầu tiên và cái kết thảm khốc của Titanic là một trong những câu chuyện thời sự lớn và nỏng hổi nhất năm 1912, cho đến nay nó vẫn tiếp tục thu hút chúng ta. Thảm họa Titanic đã truyền cảm hứng cho các bài hát và nhiều bộ phim trong thế kỷ 20, bao gồm cả bộ phim lãng mạn sử thi năm 1997 của James Cameron, bộ phim từ lâu đã thống trị danh hiệu bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Gần đây nhất, các cuộc triển lãm về Titanic thông qua trải nghiệm các di tích và khám phá các phòng tái tạo của con tàu đã thu hút rất đông du khách ở New York, Seville và Hồng Kông .
Sự giàu có và người nhập cư
Có hai lý do khiến chúng ta bị thu hút bởi con tàu Titanic và lý do tại sao những người siêu giàu dường như sẵn sàng chi lượng tiền khổng lồ của họ, thậm chí mạo hiểm mạng sống để được nhìn thoáng qua thân tàu bị vỡ của nó.
Đầu tiên, phải kể đến là sự sang trọng của nó. White Start Line đã đóng con tàu Titanic và quảng cáo con tàu này là con tàu sang trọng nhất từng ra khơi. Những hành khách giàu có đã trả tới 870 bảng Anh để có đặc quyền sử dụng khoang hạng nhất rộng rãi và đắt tiền nhất của Titanic. Đặt đồng tiền 110 tuổi này vào viễn cảnh, khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, những người lính bộ binh trong quân đội Anh được trả mức lương cơ bản khoảng 20 bảng Anh mỗi năm, để thấy rằng, được trải nghiệm cùng Titanic có mức giá khủng khiếp cỡ nào!
Các buổi triển lãm và phim về Titanic rất nổi tiếng vì khán giả thích thú với sự mãn nhãn khi ngắm nhìn nội thất đẹp đẽ của con tàu, những bộ quần áo lộng lẫy của những hành khách giàu có và xinh đẹp, cũng như những bữa ăn cầu kỳ của họ trong những nhà hàng sang trọng. Những hành khách hạng nhất được thưởng thức bữa tối nhiều món với cá hồi, bít tết và paté de foie gras. Các đầu bếp ở Úc và trên toàn cầu thỉnh thoảng tái tạo các bữa ăn Titanic cho những khách hàng tò mò.
Hàng trăm hành khách nhập cư nghèo, đại diện là Jack (do Leonardo DiCaprio thủ vai) trong phim của Cameron, cũng có mặt trên con tàu Titanic. Họ sống trong những khu đông đúc và thưởng thức những bữa ăn ít hấp dẫn hơn như thịt bò luộc và khoai tây. Nếu đồng loại của họ là những người duy nhất trên tàu Titanic, con tàu có lẽ đã nhanh chóng biến mất khỏi ký ức của chúng ta.
Nhưng với Titanic, giữa sự sang trọng và quý phái của tầng lớp thượng lưu, còn có những con người ở tầng lớp trung lưu và thấp hèn thời bấy giờ. Điều đó càng khiến nó trở nên có sức hút đến kỳ lạ.
Sức mạnh của biển
Việc Titanic được quảng cáo là không thể chìm cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn của nó. Con tàu, cái tên gợi lên kích thước khổng lồ, được thiết kế để đánh lừa đại dương. Khi nó rời nước Anh, nó tượng trưng cho sự thống trị của con người đối với thiên nhiên. Nhưng khi nằm ở dưới đáy Đại Tây Dương, nó đóng vai trò như một lời nhắc nhở đầy bản năng về sức mạnh tuyệt vời và bất khuất của biển.
Mũi tàu Titanic, chụp vào tháng 6 năm 2004. Ảnh: Wikipedia
Có 02 yếu tố giống nhau, qua nhiều chuyến đi và sự thất bại trên biển càng thúc đẩy mối quan tâm toàn cầu hiện nay đối với thảm họa chìm tàu Titan. Rất ít sự kiện thế giới thu hút được nhiều sự chú ý như vậy, bao gồm các tuyên bố từ Phố Downing, Nhà Trắng, và các blog tin tức trực tiếp từ The New York Times và The Guardian.
Titan, giống như Titanic, thu hút sự chú ý của chúng ta vì những hành khách cực kỳ giàu có của nó, những người được cho là đã trả 250.000 đô la Mỹ để đến thăm xác con tàu nổi tiếng đã nằm sâu trong đáy Đại Tây Dương.
Có lẽ bởi sức hấp dẫn đầy lôi cuốn và sự bí ẩn kỳ lạ với sức mạnh vô bờ của đại dương đã thôi thúc họ. Thế nhưng, từ Titanic, và giờ là cả Titan dường như đang cố gắng dạy cho chúng ta thêm hiểu biết về độ sâu của đại dương, và hiểm họa của nó dười mặt nước biển trong xanh kia.
Giới hạn của tri thức nhân loại
Con người đã có được thành công ở độ sâu 332m, đây là độ sâu sâu nhất mà con người từng đạt được khi sử dụng thiết bị SCUBA. Phải mất rất nhiều lần di chuyển để xuống tàu Titanic ở độ sâu gần 4.000m bên dưới những con sóng.
Hình ảnh Titan trước thảm họa đang nhắc nhở chúng ta rằng: kiến thức và khả năng làm chủ đại dương của con người là có giới hạn
Bên cạnh sự bất bình đẳng về tổng thu nhập, Titan và Titanic cũng phản ánh rất rõ về việc chúng ta khó lòng mà kiểm soát nổi biển như thế nào, dù chúng ta đang trong thời đại của sự giám sát hàng loạt. Ngay cả lực lượng hải quân hùng mạnh của Hoa Kỳ, được hỗ trợ bởi chính phủ Canada, Anh và Pháp, cũng không thể tập hợp các nguồn lực và công nghệ cần thiết để xác định vị trí, chứ đừng nói đến việc cứu hộ chiếc tàu lặn mất tích Titan.
Và khi biển nuốt chửng thêm một con tàu nữa, chúng ta tiếp tục được nhắc nhở, rằng “những kiến thức và khả năng làm chủ đại dương của con người là hoàn toàn có hạn”.
Đậu Bắp dịch
Theo theconversation