Dàn sao ‘Don’t worry darling’ nổi bật trên thảm đỏ Liên hoan phim Venice | |
Liên hoan phim Venice và những gam màu nổi bật |
Bộ phim lấy bối cảnh tại làng Mizubiki – một cộng đồng riêng biệt sống trong rừng với phương tiện làm ăn sinh sống khiêm tốn. Nơi đây rất đẹp và yên bình, nhưng không phải địa điểm du lịch lý tưởng, cho tới khi một tập đoàn giàu có tên là Playmode tới đây để xây dựng một khu nghỉ dưỡng sang trọng, với mô hình cắm trại.
Nhân vật chính là Takumi, anh sống với con gái nhỏ 8 tuổi, hàng ngày đi chẻ củi, hái wasabi, xách nước từ một con suối được sử dụng cho nhà hàng mỳ udon yêu thích của cả làng. Thế rồi, chính vì tập đoàn kia, Takumi và cả dân làng tự dưng mất đi nhịp sống thường nhật và lạc nhịp trong hầu hết mọi thứ.
Sau đó, một cuộc đối thoại mở giữa dân làng và tập đoàn giàu có diễn ra trong một không gian không hề có tiếng nhạc nền, giống như để cho khán giả trải nghiệm thời gian thực. Nó có kiểu quan sát tinh tường mà nhà làm phim tài liệu nổi tiếng Frederick Wiseman sử dụng trong các bộ phim về tổ chức xã hội, với một phiên bản nhẹ nhàng hơn.
Bộ phim kể về cuộc sống của một ngôi làng cách biệt với thế giới |
Takumi mô tả ảnh hưởng của sự phát triển khu nghỉ dưỡng đến chất lượng nước suối ở địa phương, điều mà chủ nhà hàng udon khẳng định chính là lý do khiến cô chuyển khỏi Tokyo ngay từ đầu. Một cư dân khác lo lắng về khả năng xảy ra đốt lửa trại không có người giám sát ở khu vực dễ xảy ra cháy rừng nghiêm trọng. Trưởng làng nói về sự cân bằng và trách nhiệm, còn một thanh niên địa phương ngoan cố hơn, cáo buộc Playmode đã đẩy nhanh toàn bộ quá trình lập kế hoạch để đủ điều kiện nhận trợ cấp đại dịch Covid.
Hai người đại diện của Playmode là Takahashi và Mayuzumi đến làng để trình bày kế hoạch phát triển tại một tòa thị chính. Họ không phải là những người xấu mà chỉ là quân tốt của các ông chủ. Khi cả hai quay trở lại làng với đề nghị thương lượng tồi tệ của chủ mình, họ đã rất đắn đo. Thông qua Takimi – một người có tình yêu sâu sắc với Mizubiki, cả hai đã yêu mến người dân nơi đây và không muốn họ phải chịu hoàn cảnh tồi tệ.
Ở phần đầu, tác phẩm không chỉ như một mảnh tới từ thiên đường về thính giác mà còn là một bữa tiệc thị giác. Kỹ thuật sắc nét và phong phú của nhà quay phim Yoshio Kitagawa vừa tươi sáng vừa tĩnh lặng, làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của ngôi làng và các khu vực xung quanh, nhưng về sau lại cố tình làm hỏng nó bằng một luồng ánh sáng mờ ảo, nhợt nhạt. Những góc quay này có mục đích nhằm khuếch đại cảm giác về điềm báo của bộ phim, củng cố tông màu dành cho không khí mơ hồ, mất định hướng ở mỗi nhân vật. Con mắt của Kitagawa hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn của Hamaguchi về vẻ đẹp của thế giới tự nhiên cũng như mối đe dọa của cái ác và sự hủy diệt bao quanh nó.
Phim đem lại cho khán giả cảm giác mơ hồ, thơ mộng nhưng nhiều ẩn ý |
Về căn bản, không khó để nhận ra thông điệp chính của bộ phim chính là là một câu chuyện cảnh báo về cái giá phải trả của việc thiếu tôn trọng thiên nhiên và đạo diễn không ngần ngại chỉ ra tội lỗi của chính chúng ta, bất chấp những nỗ lực hòa hợp với môi trường hiện nay. Tất nhiên, cái ác vẫn tồn tại, đặc biệt là khi con người coi thường, phá vỡ và cho mình cái quyền thống trị thế giới tự nhiên.
Nếu ở phần đầu phim là bức tranh thiên nhiên tuyệt diệu, thì phần sau đạo diễn Ryûsuke Hamaguchi phô bày những dấu hiệu đáng sợ hơn, nếu chí ít khán giả chịu khó để ý kỹ. Giả dụ như khu rừng toát ra vẻ u tối, nguy hiểm và bí ẩn, mặt đất lạnh giá và mùa đông, một đống phân khổng lồ bốc hơi dưới nắng mùa đông, hay trước đó còn là tiếng súng săn nai trong rừng.
Ngay cả ngôi làng cũng là một công trình kiến tạo sau chiến tranh, một cộng đồng nông nghiệp được tạo ra đặc biệt ở một nơi hoang vu. Bộ phim đề cập đến các vấn đề như: du lịch quá mức, sự nóng lên toàn cầu với các vấn đề ô nhiễm nước và hỏa hoạn tàn khốc hay quyền sở hữu vùng nông thôn. Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta mọi thứ, nhưng việc sự dụng chúng ra sao, có lẽ con người ngày nay không màng tới và dành sự tôn trọng cho thiên nhiên.
Nhiều người sẽ nghĩ tập đoàn Playmode chính là kẻ phản diện của phim, nhưng đó hoàn toàn không phải là cách tiếp cận ban đầu của đạo diễn, khi ông cố gắng mang đến cán cân ngang bằng giữa hai bên. Thông qua việc những người của Playmode đi tìm hiểu về vùng đất này, đạo diễn như muốn nhấn mạnh các vấn đề sinh thái như vậy thường có thể được giải quyết bằng cách lắng nghe và hiểu rõ từng trạng thái của đất đai.
Một trong những yếu tố hấp dẫn nhất khác của bộ phim là phần nhạc quyến rũ được đảm nhiệm bởi Eiko Ishibashi, người mà đạo diễn Hamaguchi từng có dịp cộng tác trong Drive My Car. Ngay từ những khoảnh khắc mở đầu của bộ phim, âm nhạc đã bao phủ hình ảnh khu rừng, khiến khung cảnh trở nên hùng vĩ và đầy điềm báo. Điều đó đã góp phần khiến người xem chìm vào trạng thái du dương trong một không gian thơ mộng, để rồi Hamaguchi rẽ hướng qua một cái kết gây sốc, gây hoang mang.
Poster phim |
Dù là vô tình hay cố ý, việc Liên hoan phim Venice lựa chọn chiếu Evil Does Not Exist cho giới báo chí bộ phim vào đêm trước khi ra mắt công chúng có vẻ như là một chiến lược thiên tài. Nhiều cây viết bày tỏ rằng, họ thức dậy sau đêm hôm đó với cảnh kết thúc lặp đi lặp lại trong đầu, nghiền ngẫm những cách giải thích có thể xảy ra trong một sự xung đột giữa giấc mơ và hiện thực đáng lo ngại. Đây hẳn là một bộ phim sẽ giữ chặt bạn cho đến những khoảnh khắc cuối cùng đáng kinh ngạc đó, với một lối kể chuyển lúc thì dung dị, lúc lại khắc nghiệt để nói về cuộc khủng hoảng hiện sinh về môi trường sống.
Nói về sợi chỉ đỏ xuyên suốt bộ phim này, đạo diễn Hamaguchi chia sẻ: “Bạn biết đấy, cá nhân tôi không chắc liệu mình có tin tưởng khán giả hay không vì đối với tôi, điện ảnh là một điều đáng ngạc nhiên, bản thân tôi là một nhà làm phim và tôi thích cảm giác ngạc nhiên hoặc bối rối trước mọi thứ. Tôi nghĩ rằng đó là một trải nghiệm rất mạnh mẽ mà bạn có thể có được từ điện ảnh: do dự và băn khoăn”. |