‘Tết ở Làng Địa Ngục’ quy tụ dàn sao hai miền bảo chứng về diễn xuất | |
Thoát vai hài hước, Nguyên Thảo lần đầu hóa phản diện trong ‘Tết ở làng địa ngục’ |
Tết ở làng Địa Ngục – series kinh dị của đạo diễn Trần Hữu Tấn vừa mới ra mắt trên Truyền hình K+ và Netflix từ ngày 23/10, đã nhận về nhiều lời khen bởi sự chỉn chu trong bối cảnh và hóa trang.
Tết ở làng Địa Ngục – series truyền hình mang lại không ký dị |
Chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nhà văn Thảo Trang, Tết ở làng Địa Ngục mở ra chuỗi ác mộng với hàng loạt cái chết liên tục của người dân trong làng Địa Ngục – nơi ẩn náu của hậu duệ băng cướp khét tiếng một thời. Không chỉ chia sẻ quá trình tìm kiếm và dựng bối cảnh đầy gian nan, ekip còn hé lộ những câu chuyện hậu trường qua thước phim BTS về việc hóa trang rùng rợn đến “lạnh gáy”.
Bối cảnh rừng núi Hà Giang tuyệt đẹp
Ý tưởng của bộ phim được truyền tải qua cảnh sắc hùng vĩ ở miền núi Đông Bắc tại làng cổ Sảo Há (Hà Giang), cả đoàn đã mất hơn 10 ngày tìm kiếm để tìm được ngôi làng giống 99% trong tưởng tượng của nhà văn. Tuy vậy, khó khăn ở chỗ địa hình hiểm trở, các thành viên rất vất vả để vận chuyển đồ đạc, thiết bị. Cả đoàn phải làm việc dưới cái rét cắt da cắt thịt của miền núi phía Bắc, trong điều kiện không điện, thiếu nước, không sóng điện thoại.
Bối cảnh ở Hà Giang là một điểm cộng |
So với nhiều series trên thị trường Việt, phim được xem là vượt xa về bối cảnh. Nhiều đại cảnh hùng vĩ được thu trọn trên khung hình, phủ thêm sự kỳ bí và đậm chất liêu trai, cổ xưa. Bên cạnh đó, phim được nhào nặn bởi đội ngũ dày dặn kinh nghiệm, có cách dàn dựng, góc quay sáng tạo với mức độ đầu tư lớn để gắng làm sao đạt chuẩn điện ảnh cho từng tập phim.
Đầu tư thời gian và công sức cho hóa trang
Với phục trang của phim, đạo diễn yêu cầu phải thuần Việt về kiểu dáng, chất liệu những hoa văn thêu thùa phải mang ý đồ khắc họa rõ chân dung từng nhân vật. Khi lên concept trang phục, ekip sử dụng các thiết kế cơ bản như áo tứ thân, giao lĩnh để mô tả đúng đặc trưng nhân vật, đồng thời biến tấu, đảm bảo cân đối yếu tố truyền thống và xu hướng đương đại.
Bộ phim đầu tư rất nhiều cho hóa trang |
Người trên núi và đồng bằng có sự khác biệt về chất liệu, như ông Thập trưởng làng có chiếc nón bọc vải, khác với thông thường, phù hợp hành trình phiêu bạt thường ngày. Thập Nương là nhân vật hư cấu, không rõ dân tộc hay vùng miền, nên đội thiết kế mặc sức sáng tạo, kết hợp nhiều phong cách lên đồ, họa mặt của phụ nữ miền Bắc các thời kỳ.
Để phác họa thành công hình tượng bà Vạn lái đò chở vong, đội phục trang đã phải rút từng sợi chỉ trên tấm vải 2 mét để làm áo khoác cho nhân vật, hay chiếc nón được phủ các sợi tua rua bay nhẹ khi gió thổi qua, tạo không khí liêu trai quỷ dị cho phim.
Clip hậu trường bộ phim:
Phá bỏ giới hạn an toàn, ekip không dùng kỹ xảo tạo hình, mà tăng độ kinh dị, rùng rợn cho nhân vật bằng 100% hóa trang đặc biệt, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất, mang lại hiệu ứng thị giác mãn nhãn cho khán giả. Từ gương mặt đến cơ thể của nhân vật chết cháy, chết dưới nước, hoá quỷ, hoá sói, gương mặt đầy rỗ, u hạch, bào thai giả… đều được tạo hình kỳ công. Quá trình này tốn chi phí lớn và rất nhiều thời gian, công sức của ekip, để mang đến hình tượng nhân vật ghê rợn chuẩn nguyên tác.
Thậm chí, như màn hóa trang Sói lửa của NSƯT Phú Đôn, cả nhóm phải mất hơn 7 tiếng đồng hồ chuẩn bị. Hay nhân vật Thập Nương do Lan Phương thủ vai phải giữ lớp hóa trang đặc biệt tận 28 tiếng để hoàn thành cảnh quay.
NSƯT Phú Đôn |