Giá vàng trong nước cao kỷ lục, giá thế giới thẳng tiến tới đỉnh lịch sử

Giá vàng nhẫn trong nước tăng lên mức giá cao chưa từng có. Giá vàng miếng thế giới nhanh chóng vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce và có cơ hội lập đỉnh cao lịch sử ngay cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Vàng thế giới vọt lên trên 2.000 USD/ounce, trong nước 72,3 triệu đồng/lượng

var adpushup = window.adpushup = window.adpushup || {};
adpushup.que = adpushup.que || [];
adpushup.que.push(function() {
adpushup.triggerAd(“6c62eff9-729b-4f51-8c0e-93d0e608830f”);
});

Trong phiên giao dịch sáng 27/11, thị trường vàng thế giới và trong nước sôi động với giá đồng loạt bứt phá. Giá vàng thế giới tăng nhanh lên trên ngưỡng 2.000 USD/ounce ngay đầu tuần mới trên thị trường châu Á.

Trong nước, giá vàng vàng nhẫn 24K tăng giá cao chưa từng thấy lên đỉnh mới mới 61,6 triệu đồng/lượng (giá bán ra). Giá vàng miếng tăng thêm 200.000 đồng/lượng so với cuối tuần lên 71,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 72,3 triệu đồng/lượng (bán ra).

Như vậy, giá vàng miếng trong nước chỉ còn cách không xa kỷ lục 74 triệu đồng/lượng ghi nhận hồi đầu tháng 3/2022. Ở vào thời điểm đó, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 17 triệu đồng/lượng. Còn ở thời điểm hiện tại, mức chênh khoảng 12 triệu đồng/lượng.

Nhiều khả năng, giá vàng miếng ở thị trường Việt Nam sẽ lập kỷ lục mới bởi dư địa còn rất lớn. Ngoài mức chênh thấp hơn, sức cầu vàng tại cả Việt Nam và châu Á được dự báo sẽ gia tăng vào dịp cuối năm và đầu năm mới. Tỷ giá USD/VND cũng ở mức cao hơn, hiện khoảng 24.400 đồng/USD (giá ngân hàng bán).

Tính tới 9h sáng 27/11, giá vàng trên thị trường châu Á ở mức 2.017 USD/ounce, cao hơn khoảng 10,6% (193 USD/ounce) so với đầu năm 2023 và chỉ còn cách kỷ lục 2.090 USD/oune ghi nhận hồi tháng 5/2023 không đáng kể. 

Giá vàng thế giới sáng 27/11 quy đổi theo giá USD/VND của Vietcombank (24.400 đồng/USD) có giá 59,9 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 12,3 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Giá vàng trong nước cao kỷ lục, giá thế giới thẳng tiến tới đỉnh lịch sử
Giá vàng thế giới tăng mạnh trên thị trường châu Á. (Ảnh: KC)

Giá vàng trên thị trường quốc tế hiện ở mức cao nhất kể từ tháng 5/2023 và có xu hướng tiếp tục đi lên trong bối cảnh đồng USD suy yếu. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có nhiều tín hiệu về khả năng có thể dừng tăng lãi suất và bắt đầu xu hướng giảm lãi suất từ năm sau.

Chỉ số DXY (đo lường biến động của đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt) giảm từ mức 106,8 điểm (ngày 26/10) xuống mức 103,4 điểm vào sáng 27/11 trên thị trường châu Á.

Tỷ giá USD/VND tăng từ mức quanh 23.700 (giá ngân hàng bán ra) hồi đầu năm lên mức 24.400 đồng/USD như hiện tại.

Vàng thế giới sắp lập đỉnh mới

Giá vàng thế giới có xu hướng tiếp tục tăng khi đồng USD suy giảm và bất ổn địa chính trị chưa có dấu hiệu bớt căng thẳng. Sức cầu đối với vàng tiếp tục gia tăng, chủ yếu từ những “tay chơi” lớn trên thị trường, bao gồm ngân hàng trung ương nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, Án Độ…

Vàng thế giới cũng được hỗ trợ mạnh theo phân tích kỹ thuật khi vượt ngưỡng hỗ trợ quan trọng 2.000 USD/ounce vào ngày đầu tuần. Cú bứt phá đầu tuần chấm dứt 2 tuần liên tiếp vàng chịu sức ép từ hoạt động chốt lời và sự thận trọng khi giới đầu tư theo dõi động thái của Fed.

Giá vàng trong nước cao kỷ lục, giá thế giới thẳng tiến tới đỉnh lịch sử - 1
Tỷ giá USD/VND tại Vietcombank tăng mạnh, qua đó hỗ trợ giá vàng (đặc biệt vàng nhẫn) trong nước tăng nhanh. (Biểu đồ: M. Hà)

Gần đây, đa số các nhà kinh tế cho rằng, quyết định cắt giảm lãi suất đầu tiên của Mỹ sẽ được thực hiện sớm nhất vào giữa năm 2024. Điều này đồng nghĩa với việc, chỉ tới khi đó vàng mới bứt phá.

Trên Kitco, nhà phân tích hàng hóa Barbara Lambrecht đến từ Ngân hàng Commerzbank cho rằng, vàng sẽ đi lên vững chắc trên ngưỡng 2.000 USD/ounce từ giữa năm 2024 khi Fed cắt lãi suất.

Tuy nhiên, những tín hiệu mới từ Fed khiến một số chuyên gia tin rằng Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ sớm hơn, ngay trong quý I/2024 và sức cầu vàng sẽ tăng ngay từ những tháng còn lại của năm 2023. Mùa tiêu thụ vàng của người dân châu Á cũng như hoạt động tích trữ vàng, giảm phụ thuộc vào đồng USD của nhiều nước vẫn diễn ra mạnh mẽ.

Theo thống kê của chiến lược gia trưởng lĩnh vực kim loại của MKS PAMP Nicky Shiels, trong 5 năm qua, vàng tăng bình quân 2,7% kể từ Lễ Tạ ơn (23/11) cho tới 31/12. Điều này có nghĩa vàng có thể lên mức khoảng 2.040 USD/ounce.

Phần lớn các dự báo đưa ra gần đây đều cho rằng, vàng đang bước vào một thị trường uptrend trong năm 2023 và sẽ tiếp tục đi lên trong năm 2024.

Có dự báo cho rằng, giá vàng có thể vượt quá 2.100 USD/ounce ngay vào cuối năm 2023 và thậm chí có thể đạt mức 3.000 USD/ounce (khoảng 90 triệu đồng/lượng) trong năm 2024.

Giá vàng trong nước cao kỷ lục, giá thế giới thẳng tiến tới đỉnh lịch sử - 2
Giá vàng thế giới phụ thuộc khá nhiều vào chính sách tiền tệ, tăng giảm lãi suất của Mỹ. (Biểu đồ: M. Hà)

Trước mắt, giới đầu tư đang chờ kết quả cuộc họp OPEC+ trong tuần này. Nếu tổ chức này cắt giảm ít hơn so với kỳ vọng, giá dầu thô sẽ tiếp tục xu hướng giảm và sẽ không ảnh hưởng bất ngờ tới lạm phát. Mỹ và các nước sẽ đẩy nhanh việc kết thúc chính sách tiền tệ thắt chặt. Vàng sau đó sẽ tiếp tục hưởng lợi.

Trên Kitco, Daniel Ghali, chiến lược gia cao cấp lĩnh vực hàng hóa của Chứng khoán TD Securities, cho rằng sức cầu đối với vàng ở châu Á và các thị trường mới nổi tiếp tục hỗ trợ cho mặt hàng kim loại quý. 

Tuy nhiên, ở các nước phương Tây, các nhà đầu tư chưa quan tâm nhiều tới vàng khi mà lãi suất và lợi tức trái phiếu còn ở mức cao. Theo đó, các nhà đầu tư phương Tây chỉ quan tâm tới vàng nếu nước Mỹ rơi vào suy thoái trong nửa đầu năm 2024. Điều này có thể làm giảm khả năng bứt phá của vàng trong 6-8 tháng tới.

Theo Mạnh Hà (VietNamNet)



(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});