Làm theo hướng phim hài
Chứng kiến Joaquin Phoenix trong vai Napoléon buồn bã, đau khổ, nóng nảy và hơi trẻ con, nhiều người nhớ lại vai Chúa Jesus Christ buồn bã, đau khổ, nóng nảy và cũng hơi trẻ con do anh đóng trong bộ phim Mary Magdalene ít được xem năm 2019. “Khá lạc lõng và không phù hợp với anh ấy!” – một người nói.
Ở tuổi 49, Phoenix có vẻ quá già trong xuyên suốt bộ phim, trừ những giây phút cuối cùng. Tuy nhiên, khán giả lại rất thích màn trình diễn ủ rũ, đau khổ, nóng nảy và cũng trẻ con của anh trong vai Joker (và thích luôn cảnh Phoenix ủ rũ, trẻ con khi lên nhận giải Oscar cho vai Joker). Than ôi, đã quá muộn (và không còn cơ hội sửa chữa) đối với những ai trong số những người khao khát chờ đợi Napoléon của Ridley Scott, trong nỗ lực quay trở lại của đạo diễn với những bộ phim sử thi lịch sử kinh phí lớn theo phong cách thập niên 60 vui nhộn thay vì đi theo xu hướng điện ảnh gần đây là chỉ chọn lọc những thời điểm đáng nhớ nhất của những con người vĩ đại (như trong Lincoln của Steven Spielberg) để thể hiện trong phi
Hoàng đế Napoléon do Joaquin Phoenix thủ vai |
Ridley Scott kể về cuộc đời của vị “hoàng đế-quân nhân” Pháp từ năm 24 tuổi cho đến khi qua đời ở tuổi 51. Có những trận chiến đẫm máu. Có lễ đăng quang. Có sự sang trọng nguy nga, âm mưu chính trị, kể cả cuộc lưu đày nhục nhã rồi trở về trong thắng lợi và trận chiến thảm khốc cuối cùng, “trận Waterloo của Napoléon”. Nhưng khán giả không thấy chủ nghĩa anh hùng, không thấy trái tim và rất ít chiến công vĩ đại trong Napoléon. Phần lớn bộ phim đậm chất hài hước nửa thực nửa hư cấu về người anh hùng của nước Pháp, cả trong cuộc sống gia đình (một người tình vụng về, một người chồng ghen tuông, một kẻ hay phàn nàn) lẫn trên chiến trường.
Một người tình vụng về, một người chồng ghen tuông, một kẻ hay phàn nàn là những gì mà bộ phim này miêu tả |
Tóm lại là một kẻ ngu ngốc khó chịu! “Napoléon của Phoenix” làm sao có khả năng lãnh đạo một đội quân viễn chinh lừng lẫy! Dù bộ phim có rải rác một vài cảnh chiến đấu khá hấp dẫn, nhưng nhìn chung nó vẫn là “trận Waterloo kiểu Scott” và “trận Waterloo cho thể loại phim sử thi” phá cách mới của ông. Vị đạo diễn 85 tuổi từng nổi tiếng với Alien và Blade Runner, và…có nhiều bộ phim tệ hơn là phim hay (ví dụ: House of Gucci, Exodus: Gods and Kings, Robin Hood, All the Money in the World) đã thể hiện sự tôn trọng cách làm phim của thế hệ đi trước (thập niên 60) về tính chính xác lịch sử, nhưng không nhiều đối với những người thích kiểm tra sự thực.
Nhưng “nửa nạc nửa mỡ”
Ridley Scott bắt đầu bằng việc đặt Napoléon vào cuộc hành quyết Marie Antoinette dù Napoléon không có mặt ở đó. Scott nhấn mạnh những điểm sáng lịch sử của Napoléon như việc chiếm giữ một pháo đài Anh được phòng thủ yếu kém ở Toulon (nhiều chi tiết trận đánh không được ông và biên kịch David Scarpa bám sát). Tiếp theo là chiến thắng vẻ vang ở Austerlitz, nơi Bonaparte đánh bại quân Nga và quân Áo và cho thấy kỹ năng chiến thuật của ông như đặt một khẩu đội pháo ở đúng vị trí khiến đối thủ bị đe dọa gấp đôi bởi cái ao phủ đầy băng dưới chân với những vết nứt giống như những ngôi mộ ẩm ướt và lạnh lẽo chờ chứa xác. Tuy nhiên, sau đó, nỗ lực chiếm Moscow lại diễn ra theo hướng bế tắc mà các cuộc xâm lược của Nga đang diễn ra, đặc biệt là vào tháng mùa đông.
Bất chấp nguồn tài trợ khổng lồ từ Apple (bộ phim được chiếu tại rạp cùng với ngày phát trực tuyến), Scott không nghĩ ra điều gì đặc biệt mới hoặc thú vị trong cách tái hiện những trận chiến kinh điển của thế kỷ 19. Hơn nữa, khác với các đạo diễn của thập niên 60 (những người không nghĩ gì gì hơn ngoài việc lấp đầy màn ảnh bằng bầy đàn người thật đông đúc), Scott…gian lận bằng cách tận dụng kỹ thuật số, và đôi khi lộ liễu. Hầu hết các cảnh chiến tranh được nhìn thấy qua một lớp màn mờ ảo (thủ thuật thường được các đạo diễn dùng để che giấu các đường nối kỹ thuật số). Về phần đối thoại, Napoléon nghe giống một đứa trẻ nhõng nhẽo hơn là một lãnh tụ xuất sắc của những người đàn ông bản lĩnh.
Điểm mà bộ phim thực sự mắc kẹt với lưỡi lê của chính nó là khi miêu tả nỗi ám ảnh kỳ lạ của Napoléon với một góa phụ mà ông gặp tại một bữa tiệc sau Triều đại khủng bố: nàng Josephine (Vanessa Kirby đóng), người mà ông tán tỉnh bằng cách nhìn chằm chằm vào cô ta giống như một điệp viên. Có lúc bà lừa dối ông (tin xấu này khiến ông rời chiến trường ngay giữa cuộc tấn công vào các kim tự tháp vô hại của Giza), ông chỉ trích bà vì đã không thể mang thai và họ trao đổi với nhau những lời thoại tồi tệ.
Josephine gọi người tình là “gã béo” và ông gọi bà là “con đĩ”! Khi muốn quan hệ tình dục, Napoléon sẽ phát ra những âm thanh tuyệt vọng như tiếng…chó tru! Dù hầu hết các nhân vật trong phim đều nói giọng Anh, nhưng Phoenix vẫn dùng giọng Mỹ…bình dân theo ý đồ của Scott (Scott là người Anh sinh vào thập niên 1930). Tuy nhiên, nếu bộ phim được làm theo hướng phim hài, thì rõ ràng, đạo diễn đã không đi đến cùng ý đồ của mình.
Đúng như thế, Napoléon chỉ đơn giản là một bản anh hùng ca bị trục trặc. Scott, với những lỗi không đáng có theo nghĩa đen (như biến hoàng đế thành kẻ thấp bé bất chấp quan niệm phổ biến ông cao mức trung bình) đã cố gắng trở thành nhà làm phim đầu tiên của kỷ nguyên âm thanh tạo ra một bức chân dung khác của một nhân vật danh tiếng lịch sử. Nhưng ông quên người đàn ông đó từng chinh phục một nửa châu Âu và được tôn vinh vì uy tín, trí tuệ lẫn thiên tài quân sự. Napoléon của Scott và Phoenix chỉ đơn thuần là một kẻ vụng về nóng nảy không xứng đáng là một anh hùng!
Napoléon do Ridley Scott đạo diễn có kinh phí sản xuất lên đến 130 triệu USD đã vượt qua kỳ vọng tại phòng vé, thu về 78 triệu USD trong 5 ngày ra mắt, trong đó, doanh thu 32,5 triệu USD đến từ thị trường Bắc Mỹ và hơn 46 triệu USD từ thị trường quốc tế nhưng đã vấp phải chỉ trích của nhiều nhà sử học cũng như những người yêu mến vị hoàng đế Pháp nổi tiếng này. Tuy nhiên, Ridley Scott đã thẳng thừng đáp trả thông qua tạp chí Empire: “Nếu bạn muốn thực sự hiểu Napoléon thì bạn nên tự nghiên cứu và đọc sách. Bởi vì nếu bạn xem bộ phim thì trải nghiệm này sẽ được kể qua con mắt của Ridley”. |