Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, bệnh bạch hầu có tỷ lệ tử vong cao hơn so với COVID-19 nhưng bệnh khó có thể lây lan thành đại dịch.
Bệnh bạch hầu có thể lây lan thành đại dịch hay không?
PubMatic.showAd({
“pubId”:161363,
“siteId”:965680,
“adId”:5953107,
“width”:300,
“height”:250,
“kadUsPrivacy”:””,
“kadschain”:”1.0,1!pubmatic.com,161363,1″,
“kadGdpr”:””,
“kadGdprConsent”:””,
“kadloc” : “”,
“kadpageurl” : encodeURIComponent(window.location.href),
});
Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin “Bệnh bạch hầu có tỷ lệ tử vong cao hơn so với COVID-19 và có nguy cơ lây lan thành đại dịch”. Liên quan đến thông tin này, Ths.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh bạch hầu là một bệnh nguy hiểm, đặc biệt là với nhóm chưa tiêm chủng đầy đủ hoặc nhóm đã tiêm phòng nhưng hiệu lực bảo vệ vắc xin đã hết. Nguy cơ tử vong ở nhóm này có thể lên tới 10-20%.
“Tỷ lệ tử vong do bệnh bạch hầu cao hơn COVID-19. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm lại thấp hơn rất nhiều. Bạch hầu có thể gây ra một số vụ dịch rải rác ở một khu vực nhưng không thể gây ra đại dịch như COVID-19. Do đó, người dân có thể yên tâm và không cần quá lo lắng”, bác sĩ Cấp thông tin.
Cách ly, theo dõi và điều trị để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc người bệnh ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây lan gián tiếp khi người lành tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh. Hoặc bệnh cũng có thể lây nhiễm khi người lành tiếp xúc với vùng da tổn thương của người mắc bệnh bạch hầu.
Người nghi mắc bệnh bạch hầu cần phải vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính với vi khuẩn gây bệnh 2 lần. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm, nhân viên y tế cần cách ly bệnh nhân trong 14 ngày và điều trị kháng sinh.
Bác sĩ Cấp lưu ý người buộc phải tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường hô hấp như:
– Giữ khoảng cách với bệnh nhân, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi tiếp xúc, vệ sinh bề mặt của các vật dụng mà bệnh nhân từng chạm vào;
– Người bệnh đeo cần khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi…
Những trường hợp đã tiếp xúc với người bệnh mà không có biện pháp bảo hộ cần được theo dõi và xét nghiệm vi khuẩn trong vòng 7 ngày. Nhóm này cũng có thể dùng kháng sinh dự phòng như penicillin, erythromycin, azithromycin.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho rằng những trường hợp đã tiếp xúc với ca bệnh vừa qua cũng không nên quá hoang mang.
Hiện bệnh bạch hầu đã có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh. Những trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh sẽ được uống thuốc kháng sinh dự phòng để diệt vi khuẩn bạch hầu, giúp phòng tránh nguy cơ phát bệnh nếu không may nhiễm vi khuẩn.
Theo bác sĩ Cấp, cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất vẫn là tiêm chủng vắc xin. Hiệu lực bảo vệ của vắc xin phòng bệnh bạch hầu kéo dài khoảng 10 năm. Sau 10 năm hiệu lực của vắc xin giảm dần. Do đó, người dân cần tiêm nhắc lại vắc xin sau 10 năm để tăng hiệu quả phòng bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp phải hoãn tiêm thì mọi người cần tham gia tiêm chủng bổ sung sớm nhất có thể.
Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế.
Theo Ngọc Minh (Nguoiduatin.vn)
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});