Bản đồ phân bố dân cư Hà Nội thay đổi khi phía Đông “lột xác”

Cực phát triển mới ở phía Đông Hà Nội

Xu hướng đô thị đa trung tâm ngày càng thịnh hành trên thế giới. Mô hình này bao gồm phần lõi đô thị và các thành phố vệ tinh vừa và nhỏ, được gắn kết nhờ hệ thống giao thông đồng bộ.

Một trong những nơi áp dụng thành công mô hình này là Trung Quốc. Tại đây, chỉ trong 10 năm, những bãi đất hoang phía Đông Thượng Hải (Trung Quốc) đã “lột xác” trở thành tâm điểm phát triển phồn hoa, sầm uất bậc nhất thành phố. Còn tại Malina (Phillipines), vùng đô thị thủ đô đã mở rộng và liên kết với 16 thành phố riêng lẻ, trở thành hình mẫu của sự mở rộng đa trung tâm. Tường tự là các thành phố của Nhật Bản với chuỗi đô thị phát triển theo hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là mạng lưới đường sắt.

Bản đồ phân bố dân cư Hà Nội thay đổi khi phía Đông “lột xác” - Ảnh 1.

Bứt phá về hạ tầng giao thông đã biến phía Đông trở thành cực phát triển mới của Hà Nội

Tại Việt Nam, các đô thị lớn như Hà Nội thực ra đã hình thành các trung tâm phát triển mới trong khoảng 10 năm trở lại đây. Đặc biệt, theo ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, dấu mốc đột phá không thể không nhắc tới là năm 2003, quận Long Biên được thành lập, đánh dấu vùng đô thị lõi đã được mở rộng sang phía Đông sông Hồng. Suốt từ thời điểm đó tới nay, khu vực “new city” này đã không ngừng mở rộng địa giới hành chính theo hướng “mặt trời mọc”; đặc biệt là năm nay, sẽ có thêm Gia Lâm và Đông Anh đạt đủ các tiêu chí để chính thức lên quận.

Nhân tố tạo cú hích cho sự thay đổi của phía Đông Thủ đô chính là sự bứt phá của hạ tầng giao thông. Được ưu tiên dành cho nguồn vốn đầu tư lớn, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại đây đã được xây dựng và đưa vào sử dụng như các cây cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân, Đông Trù; các tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường Ngô Gia Tự, quốc lộ 5 kéo dài… Điều này đã mở ra khả năng siêu kết nối, thu hẹp mọi khoảng cách địa lý, thu hút hàng loạt “đại gia” bất động sản dịch chuyển tới đây với đại đô thị quy mô lớn theo xu hướng thế giới. Đây chính là nền tảng cho sự ra đời của các “thành phố trong thành phố”, nổi bật hơn cả là “siêu quần thể đô thị biển” có tổng diện tích lên tới 1.200 ha do Vinhomes phát triển.

Những điểm đến mới hút dòng người “Đông tiến”

Là người gốc phố cổ nhưng gia đình ông Hoàng Ngọc Thạch (quận Hoàn Kiếm) đã gia nhập vào cộng đồng cư dân Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) được gần 4 năm nay. “Nơi ở mới đã hoàn toàn làm thay đổi cuộc sống của chúng tôi. Sự ám ảnh về chật chội, cảnh tắc đường, tình trạng ô nhiễm môi trường, quá tải trường học… đã không còn nữa. Trong khi, việc đi lại, làm việc vô cùng thuận tiện với nhiều tuyến đường lớn, đặc biệt là các tuyến xe buýt điện VinBus thông suốt”, ông Thạch chia sẻ.

Thực tế, trong thời gian qua, hàng vạn người cũng đã đưa ra quyết định “sang sông” như ông Thạch. Đặc biệt, từ năm 2021, sự dịch chuyển này ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn khi quy hoạch phân khu đô thị, tỉ lệ 1/2000 tại 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng đưa ra yêu cầu cụ thể giảm số dân từ 1,2 triệu dân (năm 2009) xuống dự kiến còn 672.000 người. Trong đó, một trong những điểm dừng chân mà dòng người “Đông tiến” này lựa chọn chính là Vinhomes Ocean Park. Kể từ khi chính thức ra mắt năm 2020, tới nay, đại đô thị này đã lập kỷ lục về tốc độ gia tăng dân số, tới nay đã vượt 50 nghìn người.

Bản đồ phân bố dân cư Hà Nội thay đổi khi phía Đông “lột xác” - Ảnh 2.

Đón dòng chuyển cư từ nội đô sang, “siêu quần thể đô thị biển” Vinhomes sẽ ngày càng tấp nập

Cùng với Vinhomes Ocean Park, “siêu quần thể đô thị biển” cũng đã ra mắt các giai đoạn tiếp theo vào năm ngoái và hiện đang thi công với tiến độ thần tốc, đảm bảo hoàn thành toàn bộ Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire vào quý 2 năm nay và tiếp đó là ở Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown.

Sức hút tại đại đô thị biển 1.200 được dự báo sẽ còn nóng hơn hiện tại khi ngày càng nhiều dự án giao thông quy mô lớn đang hình thành tại phía Đông Hà Nội. Đơn cử như đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ hoàn thành vào năm 2027, tiếp tục quy hoạch đường vành đai 5 hay hoàn thành các tuyến metro của thủ đô, đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam…

Nhờ vị trí vàng và chất lượng cuộc sống vượt trội, phía Đông Hà Nội được dự báo tiếp tục đón dòng an cư ngày càng lớn trong thời gian tới.



Nguồn bài viết