Là một trong những kỳ quan của thiên nhiên, mật ong được sử dụng làm thuốc trong nhiều thế kỷ, đặc biệt là để điều trị vết thương và nhiễm trùng. Ngày nay, mật ong vẫn được sử dụng trong nhiều nền văn hóa như một phương thuốc tự nhiên cho nhiều tình trạng da và bệnh tật, đồng thời nhiều lợi ích sức khỏe của nó vẫn tiếp tục được khoa học hiện đại khám phá và nghiên cứu.
var adpushup = window.adpushup = window.adpushup || {};
adpushup.que = adpushup.que || [];
adpushup.que.push(function() {
adpushup.triggerAd(“6c62eff9-729b-4f51-8c0e-93d0e608830f”);
});
Cây Manuka (hay cây trà New Zealand) – một loại cây rất hiếm, có nguồn gốc từ New Zealand và một số vùng của Australia. Đây là một loại cây bụi có hoa màu trắng (hoặc đôi khi màu hồng) và lá nhỏ, cứng, với đầu nhọn. Manuka được đánh giá cao trong văn hóa Maori, nơi nó được gọi là “taonga”, nghĩa là kho báu.
Mật ong Manuka là một loại mật ong độc đáo và đắt đỏ, được tạo ra bởi những con ong thụ phấn cho hoa của cây Manuka, được mệnh danh là “rượu sâm panh trong thế giới mật ong”. Do chủ yếu được làm từ mật hoa của một loại cây nên còn gọi là mật ong đơn hoa.
Loại mật ong này có màu sẫm và hương vị đậm đà hơn hầu hết các loại mật ong khác, lại hơi đắng, có thể kết tinh theo thời gian. Mật ong Manuka được đánh giá cao trên toàn thế giới và có thể đắt gấp 100 lần so với mật ong thông thường.
Điều thực sự khiến mật ong Manuka trở nên quý giá là đặc tính kháng khuẩn đặc biệt của nó. Trong khi các loại mật ong khác cung cấp vitamin, khoáng chất, thì mật ong Manuka còn bổ sung một hợp chất kháng khuẩn mạnh mẽ là methylglyoxal (MGO). Hơn nữa, mật ong Manuka còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn kháng kháng sinh. Điều đó khiến nó trở thành nguồn dược phẩm tự nhiên có giá trị cho y học.
Đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ làm cho mật ong Manuka trở thành một phương pháp điều trị tại chỗ hiệu quả cho các vết thương, thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn. Trên thực tế, mật ong Manuka đã được sử dụng để chống lại các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả vi khuẩn Staphylococcus Aureus kháng Methicillin (MRSA).
Ngoài ra, mật ong Manuka hỗ trợ khả năng tăng cường miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.
Một lý do khác khiến mật ong Manuka đắt đỏ là do những hạn chế trong quá trình sản xuất. Mặc dù Manuka là loại cây có thể phát triển ở những nơi khác trên thế giới, nhưng New Zealand mới là nơi cung cấp những điều kiện lý tưởng cho nó phát triển. Sự kết hợp độc đáo giữa các yếu tố đất đai, khí hậu và môi trường ở khu vực này góp phần tạo nên chất lượng vượt trội của mật ong Manuka.
Manuka chỉ ra hoa trong khoảng từ 4-6 tuần mỗi năm và có thể bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết, khiến nguồn cung hạn chế.
Chưa kể, cây Manuka không phổ biến và thường mọc ở độ cao lớn, khiến người nuôi ong gặp khó khăn trong việc đặt tổ và lấy mật. Do rừng Manuka thường nằm ở vị trí hẻo lánh, việc vận chuyển (của cả ong và người nuôi ong) được thực hiện bằng trực thăng, với mức giá tương đối cao, khiến chi phí sản xuất trở nên vô cùng đắt đỏ.
Mật ong Manuka hiện là loại đặc sản được New Zealand bảo hộ. Giá trị xuất khẩu của sản phẩm này lên tới 204 triệu USD/năm và dự kiến tăng gấp 4 lần vào năm 2028.
Theo Hạ Thảo (VietNamNet)
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});