Bột sắn dây kỵ với gì? 4 thực phẩm kỵ và các lưu ý khi sử dụng

Bột sắn dây là thực phẩm được ưa chuộng để giải nhiệt, xua tan cái nóng vào những ngày hè oi bức. Không những thế, bột sắn dây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Vậy bột sắn dây kỵ với những gì? Dùng như thế nào là đúng cách?

Uống bột sắn dây mang lại lợi ích gì?

Sắn dây là thực phẩm thơm ngon, có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Ngoài việc tìm hiểu bột sắn dây kỵ với gì, bạn có thể tham khảo thêm một số công dụng của loại nguyên liệu này.

1. Hỗ trợ thải độc

Nước uống từ bột sắn dây có thể giúp hạ huyết áp, hỗ trợ giải độc hiệu quả. Nhiều người còn dùng bột sắn dây như một phương thuốc để cai rượu. Nguyên liệu này có khả năng hạn chế rượu hấp thụ vào cơ thể, bảo vệ gan, hạn chế cơn say rượu.

2. Thức uống giải khát hiệu quả

Theo nghiên cứu, tinh bột từ sắn dây có tác dụng giải tỏa cơn khát và chống mệt mỏi. Đặc biệt, nước uống này rất hiệu quả cho những người vừa đi ngoài nắng về. Một ly nước pha với bột sắn dây, thêm một ít đá sẽ giúp bạn chống lại cơn say nắng, giảm đau đầu.

3. Cải thiện tiêu hóa

Các khoáng chất trong sắn dây kích thích cơ thể sản sinh lợi khuẩn, cải thiện đường ruột, hạn chế tối đa các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

4. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Bột sắn dây không chứa chất béo bão hòa. Giảm chất béo bão hòa được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

5. Hỗ trợ giảm cân

Chất xơ có trong bột sắn dây sẽ tạo cảm giác no lâu, rất phù hợp cho những người đang ăn kiêng, giảm cân.

6. Các công dụng khác

Carbs là thành phần chủ yếu và chiếm hàm lượng cao nhất trong bột sắn dây. Chất này sẽ giúp não bộ, hệ thần kinh trung ương phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, bột sắn dây cũng cung cấp nhiên liệu cho cơ bắp làm việc hiệu quả.

>>> Đọc thêm: CÁCH UỐNG BỘT SẮN DÂY TRỊ MỤN HIỆU QUẢ NHẤT

Bột sắn dây kỵ với những gì?

Hiện nay, nhiều người đã chú trọng kết hợp thực phẩm đúng cách nhằm bảo vệ sức khỏe. Do đó, danh sách bột sắn dây kỵ với gì dưới đây sẽ là bí quyết giúp bạn có chế độ ăn uống lành mạnh:

1. Pha với nhiều đường

Đường là thành phần không thể thiếu trong danh sách sắn dây kỵ với những gì. Theo Đông y, bột sắn dây có vị ngọt, mang tính hàn. Thực phẩm này cực kỳ hữu dụng trong việc giải rượu, hỗ trợ giảm đau, hạ sốt. Ngoài công dụng chữa bệnh, sắn dây còn là một loại thức uống vừa giải khát vừa làm đẹp hiệu quả.

Tuy nhiên, khi sử dụng bột sắn dây, bạn không nên bỏ quá nhiều đường. Lý do là vì trong thành phần sắn dây vốn dĩ đã có vị ngọt. Nếu pha thêm đường sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe, người ăn dễ mắc phải những căn bệnh về tim mạch, thừa cân, béo phì.

>>> Đọc thêm: 3 CÁCH UỐNG BỘT SẮN DÂY GIẢM CÂN, ĐẸP DÁNG

2. Bột sắn dây kỵ ăn chung với gì? Mật ong

Từ lâu, bột sắn dây và mật ong là hai loại thực phẩm cấm kỵ khi kết hợp chung với nhau. Hai thực phẩm trên khi dùng chung sẽ không tạo ra bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào. Ngược lại, sự kết hợp này còn tạo ra những tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (thuộc hội Đông y Ba Đình), ông đã từng bị đầy bụng, chướng hơi và khó tiêu khi thử nghiệm sử dụng bột sắn dây cùng với mật ong. Do vậy, ông khuyến cáo không nên kết hợp hai thực phẩm này.

>>> Đọc thêm: MẬT ONG KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP CẦN BIẾT

3. Bột sắn dây kỵ với gì? Hoa bưởi, sen, nhài

Nhiều người cho rằng khi kết hợp hoa bưởi, sen, nhài chung với bột sắn dây sẽ giúp gia tăng hương vị. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, hoa bưởi, sen, nhài là 3 thực phẩm nằm trong danh sách bột sắn dây kỵ với món gì.

Sự kết hợp trên sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng và công dụng vốn có của sắn dây. Không chỉ vậy, nó còn gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe như: Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

4. Sắn dây kỵ với gì? Pha với nước nguội

Thói quen pha bột sắn dây sống với nước nguội đã được các chuyên gia y tế khẳng định không tốt cho sức khỏe. Sắn dây thường chế biến thủ công, chưa được loại bỏ hết tạp chất, dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, pha sắn dây với nước nguội có nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy.

Bột sắn dây kỵ với gì? Lời khuyên là bạn hãy uống bột sắn dây nấu chín cùng nước sôi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Hướng dẫn sử dụng bột sắn dây tốt cho sức khỏe

Ảnh: Cooponline

Có nhiều cách chế biến bột sắn dây vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe. Bạn có thể pha với nước sôi hoặc chế biến thành các món ăn như: Chè đậu xanh bột sắn dây, súp cá bột sắn dây, bánh sắn dây.

Tuy nhiên, pha nước bột sắn dây được xem là cách chế biến nhanh chóng và tiện lợi nhất. Để có thành phẩm nước sắn dây thơm ngon, bổ dưỡng, bạn hãy áp dụng các bước sau:

Bước 1: Cho 30 – 40g (2-4 thìa ăn phở) bột sắn dây vào cốc thủy tinh đã chuẩn bị sẵn. Để dễ uống, bạn có thể thêm khoảng 5 – 10g đường để tạo vị ngọt. Bạn lưu ý không nên cho quá nhiều đường vì sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bước 2: Rót khoảng 200ml nước đun sôi khoảng 60-70 độ (nước ấm) vào ly và khuấy đều hỗn hợp cho đến khi bột sắn dây và đường được hòa tan.

Bước 3: Thêm 1 thìa nước cốt chanh để gia tăng hương vị cho thức uống.

Bước 4: Bạn có thể để nước sắn dây nguội rồi uống hoặc cho đá viên vào làm lạnh là có thể sử dụng ngay.

Lưu ý: Nếu nước sắn dây quá lỏng, bạn có thể chữa cháy bằng cách để nguyên ly ở một chỗ trong 30 – 45 phút. Khi thấy bột sắn dây đã lắng xuống đáy, bạn đổ bớt nước đi.

Cách làm này khá tốn thời gian nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của thành phẩm nước sắn dây.

Ngoài ra, bạn có thể thái sắn dây và đem phơi khô bằng ánh sáng tự nhiên hoặc dùng lò sấy để dùng dần. Mỗi ngày, bạn lấy 2 – 3 miếng sắn phơi khô, hãm với nước sôi trong bình kín, thêm 1 chút đường phèn là có thể uống.

>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN

Khi dùng bột sắn dây cần lưu ý những gì?

Sau khi tìm hiểu bột sắn dây kỵ với gì, bạn có thể tham khảo thêm một số lưu ý khi dùng nguyên liệu này. Để tận dụng hết các lợi ích và công dụng mà sắn dây mang lại, bạn đừng bỏ qua những điều dưới đây:

• Bạn chỉ nên uống bột sắn dây 1 lần/ngày. Sắn dây có tính hàn, khi sử dụng nhiều sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

• Không nên sử dụng sắn dây vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, nhất là với người có tiền sử bệnh tiêu hóa. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong sắn dây dễ gây khó tiêu, gây đầy bụng, chướng hơi. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng bột sắn dây vào buổi sáng hoặc buổi trưa.

• Phụ nữ mang thai không nên sử dụng bột sắn dây khi cơ thể đang có biểu hiện mệt mỏi. Điều này có thể làm tình trạng trầm trọng thêm. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn chỉ được sử dụng sắn dây khi có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

• Không cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi sử dụng bột sắn dây. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, uống bột sắn dây sẽ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa.

• Không uống bột sắn dây khi bụng đói. Sắn dây sẽ kích thích đường ruột, khiến bạn đi ngoài ngay sau khi sử dụng.

• Tuyệt đối không sử dụng sắn dây thay thế cho bắt kỳ phương pháp trị liệu nào, đặc biệt với các bệnh nan y.

• Lựa chọn những đơn vị cung cấp bột sắn dây uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả mạo trên thị trường.

Việc pha chế hoặc kết hợp thực phẩm với bột sắn dây sai cách có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe. Mong rằng những thông tin bột sắn dây kỵ với những gì sẽ giúp bạn sử dụng bột sắn dây hiệu quả và mang lại kết quả tốt cho sức khỏe.

>>> Đọc thêm: HOA THIÊN LÝ KỴ GÌ? TRÁNH NGAY NHỮNG THỰC PHẨM KỴ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam



Nguồn bài viết

Exit mobile version