Cây ngô đồng có giá trị và ý nghĩa phong thủy, nhưng đây là lý do không nên trồng ngô đồng trong vườn nhà

Cây Ngô đồng đẹp mà có độc

Cây Ngô đồng – một biểu tượng nổi bật nhất của đảo Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam). Du khách và người dân nơi đây coi cây Ngô đồng là “nữ hoàng” các loài cây. Đó là do vẻ rực rỡ của cây Ngô đồng mỗi khi hè về.

Cây Ngô đồng được coi là loài cây báo hiệu sự chuyển mùa: Khi lá vàng, khô và rụng trơ cành là báo hiệu mùa hè; khi cây ra hoa, nở rộ là trời vào thu; và khi quả chín, rụng là báo hiệu kết thúc mùa khô.

Tháng 7-8 là thời điểm đẹp nhất chiêm ngưỡng sắc đẹp hoa Ngô đồng ở Cù Lao Chàm. Đứng trên cao ngắm được cả rừng cây Ngô đồng màu cam rực rỡ khoe sắc, đẹp chất ngất trên nền xanh thẳm của núi rừng.

Cuối tháng 8, lá Ngô đồng rụng hết, chỉ còn màu hoa đỏ cam khoe sắc, tạo nên khung cảnh check in lãng mạn, tuyệt đẹp. Hoa Ngô đồng trên Cù Lao Chàm có đặc điểm riêng: Ở Đại Nội, Huế hoa Ngô đồng màu vàng nhạt, tím hồng. Ở một số địa phương là màu đỏ. Nhưng ở Cù lao Chàm hoa mang sắc đỏ cam rực rỡ – còn được gọi là Ngô đồng đỏ.

Cây Ngô đồng có nhiều lợi ích. Vỏ cây ngô đồng có tác dụng cầm máu, giảm đau, tiêu viêm. Nhựa cây ngô đồng có tác dụng trị mụn nhọt, nhiễm trùng. Thân cây ngô đồng bện võng, làm đồ thủ công rất được ưa chuộng.

Cây ngô đồng có giá trị và ý nghĩa phong thủy, nhưng đây là lý do không nên trồng ngô đồng trong vườn nhà-1
Vạt cây Ngô đồng khoe sắc ở Cù Lao Chàm. Ảnh internet.

Nhưng người xưa đã phát hiện quả cây Ngô đồng hình bầu dục, khi chín ngả màu vàng và có thể nổ tung xa vài chục mét.

Các món ăn từ hạt cây Ngô đồng có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất – nhưng không phải ai cũng chế biến làm món ăn, hay bào chế thuốc được, mà đòi hỏi phải là người có chuyên môn để hiểu về độc tính và xử lý nó. Năm 2023 một số học sinh ở tỉnh Lâm Đồng và Hà Tĩnh đã bị ngộ độc sau khi ăn hạt ngô đồng. Khi đó Bác sĩ CKI Đinh Trần Ngọc Mai (khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, BV Đại học Y Dược TP.HCM) chia sẻ trên báo Thanh Niên (ngày 16/3/2023) đại ý rằng: Cây Ngô đồng (còn gọi là cây ba đậu tây, vông đồng, tên khoa học là Hura crepitans). Trong hạt của cây Ngô đồng chứa curcin – một chất gây độc cho gan và hệ tiêu hóa.


Quả và hạt cây Ngô đồng bửa đôi hơi giống với hạt óc chó nên trẻ nhỏ dễ nhầm. Nếu ăn nhiều hạt Ngô đồng có thể bị các triệu chứng như đau đầu, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, ảnh hưởng chức năng gan, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu ăn quá nhiều. Ảnh minh họa.

Không nên trồng cây Ngô đồng trong nhà

Tại Việt Nam cây ngô đồng còn được gọi là vạn linh, sen núi, dầu lai có củ. Dân gian cho rằng trồng cây Ngô đồng trong sân mang phúc khí vào nhà. Nhưng theo các nhà phong thủy, cây Ngô đồng thân gỗ lớn thì không nên trồng trong nhà, vì cây cổ thụ sẽ che bóng chắn sáng của ngôi nhà – một phạm kị trong phong thủy.

Không nên trồng cây Ngô đồng trong nhà còn bởi cả cây Ngô đồng cảnh và cây Ngô đồng thân gỗ đều có thể gây hại cho con người khi ăn phải hạt, hoặc nhựa của nó. Như đã nói ở trên, đó là bởi cả cây Ngô đồng thân gỗ và Ngô đồng cảnh nhựa đều có chất độc Curin và một số độc tố khác. Nếu không có chuyên môn nhất định không được tự ý dùng ăn, uống hoặc bào chế thuốc.

Vì vậy, cây Ngô đồng tốt, dáng đẹp, làm ẩm thực ngon miệng, nhưng dù thích mấy người dân cũng cần tính toán kỹ khi có ý định trồng cây Ngô đồng trong khuôn viên nhà. Tốt nhất nhà có trẻ nhỏ không nên trồng cây Ngô đồng thân gỗ và cả cây cảnh, bởi trẻ nhỏ rất có thể ăn nhầm mà bị ngộ độc.

Theo Sức Khỏe Đời Sống

Exit mobile version