Đến tuổi trung niên, hãy dẹp bỏ những ân oán 

Người ta khi tuổi tác càng lớn dần lên, càng cảm nhận sâu sắc về những vấn đề của cuộc đời. Khi bước sang tuổi trung niên cũng là lúc họ hiểu ra rằng, đã đến lúc phải dẹp bỏ những ân oán!

tuổi trung niên
Khi bước sang tuổi trung niên cũng là lúc họ hiểu ra rằng, đã đến lúc phải dẹp bỏ những ân oán! (Ảnh: ju_see/ Shutterstock)

1. Nếu cuộc sống không dễ dàng với bạn, liệu nó có dễ dàng với những người khác?

Cho dù bạn có khóc mỗi ngày cũng không thể thay đổi số phận của mình. Khi một người bước vào tuổi trung niên, điều quý giá nhất không phải là lăn những giọt lệ mặn chát trên má, mà là sự mạnh mẽ và quyết tâm trong trái tim.

Do đó hãy dẹp bỏ những ân oán đi, đừng để trái tim thủy tinh dằn vặt cuộc đời bạn. Hơn nữa, cắn răng kiên trì chịu đựng nỗi đau còn tốt hơn gấp vạn lần tìm người để phàn nàn.

2. Khi buồn, hãy im lặng

Ai mà không có nỗi buồn. Vì vậy, thật dư thừa khi nói với bất kỳ ai về nỗi buồn của bạn.

Trên đời này không có hai người hoàn toàn giống nhau. Khi bạn nói chuyện với người khác, cho dù là họ có lắng nghe cẩn thận, nhưng hỏi có mấy người người có thể suy nghĩ từ quan điểm của bạn?

Ví dụ, bạn làm việc trong một đơn vị nào đó và đã làm việc chăm chỉ, nhưng lãnh đạo không thích bạn và thường trách móc bạn. Là một người trung niên, bạn không dám dễ dàng thay đổi công việc, vì vậy bạn chỉ có thể nuốt giận vào trong. 

Không ai khác quan tâm đến công việc của bạn trong đơn vị, thậm chí có thể ngay cả người bạn đời của bạn cũng không chắc sẽ sẵn sàng lắng nghe. Do vậy thay vì than thở thì im lặng còn tốt hơn. 

Im lặng là sự phản kháng âm thầm, là cảnh giới vượt qua nỗi cô đơn.

Hãy chọn cho mình một góc lặng lẽ, tự giải tỏa tâm trạng, điều chỉnh cảm xúc, ngủ ngon, nạp lại năng lượng và tiếp tục làm việc vào ngày mai bạn nhé.

Hãy chọn cho mình một góc lặng lẽ, tự giải tỏa tâm trạng, điều chỉnh cảm xúc, ngủ ngon, nạp lại năng lượng và tiếp tục làm việc vào ngày mai bạn nhé. (Ảnh: sun ok/ Shutterstock)

3. Khi đau khổ, hãy vượt qua chính mình

Có 8 loại khó khăn khổ nạn trong cuộc sống là sinh, lão, bệnh, tử, biệt ly, oán hận, dục vọng truy cầu và tình. Tất cả đều là những cái khổ tràn ngập trong thế gian. Nhưng bản thân mỗi người đều cần phải tự mình vượt qua.

Người ta nói rằng cuộc đời là một quá trình thử thách, trải qua đau khổ rồi mới có được ngọt bùi. Nhưng khi nào những ngày khó khăn mới kết thúc thì không ai biết.

Chúng ta thường tự an ủi bản thân như thế này: “Xong việc này rồi sẽ dễ dàng, qua một thời gian nữa sẽ ổn thôi.”

Tuy nhiên, ngày qua ngày, sự đau khổ cứ tăng lên từng ngày, và cái dư vị đó thực sự chưa bao giờ là dễ chịu. Những ngày ngọt ngào chẳng qua cũng chỉ là niềm vui trong cay đắng mà thôi. Thậm chí, tất cả chúng ta đều ghen tị với những người đã về hưu được sống vô lo, hít thở không khí tự do. 

Tuy nhiên cuối cùng chúng ta vẫn phải đối mặt với thực tế. Khi một người đến tuổi trung niên, dựa vào chính mình tốt hơn là dựa vào người khác. Vậy hãy đem cái đau khổ ấy chia thành từng mảnh nhỏ, rồi dần phá bỏ đi từng chút một.  

Vượt qua chính mình, mấu chốt là vượt qua cái tâm của mình. Quan tâm đến những người xung quanh, hiểu cuộc sống, học hỏi, làm mọi việc, quan sát xã hội, tất cả đều làm bằng cả trái tim chân thành của bạn, để rồi cuối cùng bạn sẽ khám ra những cơ hội tuyệt vời. 

Hãy ở trong một tâm trạng tốt và mọi thứ sẽ ổn thôi. Vì đau khổ vốn là an bài phải đối mặt, hãy coi đau khổ như những trải nghiệm trong cuộc đời.

4. Giải thích cũng là một loại trí tuệ

Trong sách ‘Sử ký’ có ghi lại một câu chuyện về “Liêm Pha và Lạn Tương Như” như sau:

Liêm Pha là một vị tướng xuất sắc của nước Triệu. Còn Lạn Tương Như, là chính khách nước Triệu, nổi tiếng là người giỏi ứng xử để giữ uy tín của nước Triệu trong mắt chư hầu.

Nhờ trí dũng của Lạn Tương Như mà vua Triệu Huệ Vương không mất viên ngọc Hòa Bích quý giá vào tay vua Tần Chiêu Vương. Sau này vì lập được thêm nhiều công lớn, ông được thăng làm Thượng khanh, chức cao hơn cả tướng Liêm Pha.

Tướng Liêm Pha lúc này vô cùng ganh tị và hạ quyết tâm nhất định sẽ tìm cách làm nhục Tương Như.

Sau khi nghe những gì Liêm Pha nói, Lạn Tương Như vẫn nhún nhường, khi ra đường, thấy bóng Liêm Pha, liền ngoặt xe tránh đi. Mỗi khi lên triều, Tương Như thường cáo rằng mình bị ốm và không muốn tranh thứ hạng với ông. 

Sau đó, Tương Như nói: “Sở dĩ nước Tần hùng cường kia không dám đem quân đánh Triệu, là vì ở đây còn có hai con hổ (chỉ Lạn Tương Như và Liêm Pha). Tương Như tôi nhẫn nhục nhường nhịn là vì để mối nguy của quốc gia lên trên cái hiềm thù cá nhân”

Lời nói này đến tai Liêm Pha, Liêm Pha sau đó cởi trần, lưng mang cành cây gai đến nhà Tương Như tạ tội. Cuối cùng sau này hai người đã trở thành bạn thân.

Khi bước vào độ tuổi trung niên, con người luôn phải đối mặt với nhiều rối rắm trong tình cảm, những hiểu lầm, những nghi hoặc là điều khó tránh khỏi. Nhưng làm thế nào để giải quyết sự hiểu lầm? Đừng tìm ai đó để phàn nàn và đừng kéo bên thứ ba ra làm chứng.

“Trong sẽ rõ, vẩn sẽ đục”, thời gian sẽ nói cho bạn biết tất cả và cho bạn câu trả lời cuối cùng. Hãy chịu đựng một chút, chờ đợi một chút, rồi nhiều chuyện sẽ qua, và sự thật của nhiều chuyện sẽ được phơi bày ra ánh sáng.

Khi con người bước vào tuổi trung niên, họ dựa vào hành động để chứng minh mọi thứ về mình chứ không phải bằng lời nói và nước mắt. Cách bạn giải thích trong khi khóc thực sự rất tệ, tốt hơn hết là bạn nên áp dụng phương pháp “bỏ qua” và chờ xem điều gì sẽ xảy ra.

Những người trung niên trầm tĩnh thường sẽ kiên trì hơn trong mọi việc và thành công hơn trong cuộc sống. Thành tựu và sự kiên nhẫn là lời giải thích thầm lặng tốt nhất.

5. Khi đang ở điểm thấp, hãy không ngừng dự trữ năng lượng

Khi bạn đang ở thế bế tắc, hãy im lặng và học cách âm thầm trưởng thành. (Ảnh: PLotulitStocker/ Shutterstock)

Thăng trầm là lẽ thường tình của cuộc đời, nhưng nếu người trung niên rơi vào cảnh túng quẫn, đó thực sự là điều tồi tệ. 

Khi còn trẻ, một người no, cả nhà không đói. Khi một người đến tuổi trung niên, nếu người đó đói, cả nhà sẽ đói. Nếu bạn đang ở trong hố sâu mà không nỗ lực thay đổi bản thân mà lại than trách cuộc đời, khóc lóc ầm ĩ thì gia đình bạn cũng sẽ sa sút theo.

Khi bạn đang ở thế bế tắc, hãy im lặng và học cách âm thầm trưởng thành. Hãy tận dụng khoảng thời gian yên tĩnh này để học tập, kiếm tiền và tìm hướng đi cho mình, nhất định sẽ có bước ngoặt trong những ngày sắp tới.

6. Mọi ủy khuất là bàn đạp của sự trưởng thành

Khi bước vào tuổi trung niên, chúng ta sẽ là trụ cột của gia đình. Cho dù thấp bé cũng phải thẳng lưng, vì gia đình mà chống đỡ bầu trời, đây là trách nhiệm của chúng ta.

Có người nói: “Trên đời làm sao có chuyện ân oán? Ai đã làm gì thì đều phải trả giá cho điều đó.”

Tất cả những bất bình là để có được điều gì đó, chính là một sự đánh đổi. Chỉ những người luôn theo đuổi ước mơ của mình mới có thể chịu được nhiều ủy khuất. 

Như vậy xem ra bất bình không phải là điều xấu mà là điều tốt, và đó là quá trình người trung niên tiếp tục trưởng thành. Khi mọi người đến tuổi trung niên, có người tự phóng đại sự bất bình của mình và hủy hoại cuộc sống. Nhưng có người đã rất cố gắng vượt qua những bất bình của mình và đạt được sự nghiệp tốt đẹp.



Nguồn bài viết