Theo đó, qua công tác tuần tra kiểm soát, Công an huyện Quỳnh Phụ phát hiện ông N.Đ.N (52 tuổi, trú tại xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ) điều khiển xe đạp di chuyển trên đường có biểu hiện say rượu, không làm chủ được bản thân.
var adpushup = window.adpushup = window.adpushup || {};
adpushup.que = adpushup.que || [];
adpushup.que.push(function() {
adpushup.triggerAd(“6c62eff9-729b-4f51-8c0e-93d0e608830f”);
});
Tổ công tác của Công an huyện đã yêu cầu ông N.Đ.N dừng xe để kiểm tra. Kết quả trong hơi thở của ông N.Đ.N có nồng độ cồn dưới 0,25mg/01 lít khí thở.
Với hành vi vi phạm này, ông N.Đ.N bị xử phạt 90.000 đồng, đồng thời tạm giữ phương tiện theo quy định.
Công an huyện Quỳnh Phụ cho biết, đây là trường hợp đầu tiên ở huyện Quỳnh Phụ bị xử phạt khi đi xe đạp mà trong người có nồng độ cồn vượt mức cho phép.
Thời gian tới, cùng với lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh, Công an huyện Quỳnh Phụ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuần tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Qua đây, khuyến cáo người dân “Đã uống rượu bia thì không lái xe”.
Tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Trường hợp người điều khiển phương tiện cố tình không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi chống đối thì bị phạt tiền ở mức cao nhất, đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội như: Chống người thi hành công vụ, Gây rối trật tự công cộng…
Ngoài ra, căn cứ Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm.
Biên Thùy (SHTT)
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});