Hoa hậu Thuỳ Tiên có mối quan hệ thế nào với thương hiệu thời trang vướng bê bối?

Mới đây, sau khi , Hoa hậu Thùy Tiên bất ngờ bị các tín đồ thời trang Việt gọi tên. Bởi mối quan hệ mật thiết giữa nàng hậu và thương thiệu thời trang xa xỉ này.

Bức ảnh mà Thùy Tiên mang dòng túi Lady Dior đăng tải trên Instagram đã xuất hiện một số bình luận không hay. Nguyên nhân đến từ việc truyền thông quốc tế đã đưa ra nghi vấn việc dòng túi Lady Dior là sản phẩm được làm khống giá. 

Thời gian qua, , bởi tần suất xuất hiện dày đặt cùng những chiếc túi mang thương hiệu này. Các buổi tiệc do Dior tổ chức, Thùy Tiên đều đầu tư mạnh tay cho mỗi khoảnh khắc xuất hiện và rất hiếm khi vắng mặt. Thậm chí, trong bồ sưu tập Dior Xuân Hè 2023, Thùy Tiên còn được “chọn mặt gửi vàng” cho vị trí nàng thơ. 

Hơn hết, nếu là một “fan cứng” của Thùy Tiên, chắc chắn đều sẽ ít nhất 1 lần bắt gặp hình ảnh nàng hậu cùng những chiếc túi Dior đắt đỏ. Trên trang cá nhân, không khó để nhìn thấy các bức ảnh Miss Grand International 2021 nâng nịu, cưng nựng túi Dior. Do đó, sau khi Dior bị phanh phui “lừa đảo” thì Hoa hậu Thùy Tiên bị tín độ thời trang gọi tên.

Được biết, không riêng Thùy Tiên mà hàng loạt ngôi sao quốc tế đình đám dính giáp đến Dior cũng bị công chúng lần lượt réo tên, như Rihanna, Jisoo (Blackpink), Monica Bellucci, Natalie Portman…

Hoa hậu Thuỳ Tiên có quảng cáo cho chiếc túi bị tố nâng giá khống gấp 50 lần? Ảnh 1
Hình ảnh Hoa hậu Thùy Tiên dường như gắn lời với thương hiệu Dior. Ảnh FB & IGNV

Vào ngày 10/6, Dior bất ngờ vướng bê bối trong làng thời trang cao cấp. Cụ thể, Tòa án Milan (Ý) đã đưa ra bản cáo trạng dài 34 trang phanh phui về loạt “vết nhơ” của Dior từ gian dối khách hàng, nâng khống giá đến bốc lột người lao động.

Hàng loạt kênh truyền thông nổi tiếng như trang tin Milano Today (Ý), đài JTBC (Hàn Quốc) đã đăng tải video, hình ảnh và bằng chứng liên quan đến bê bối nhà Dior. Hãng này bị tố dùng “công ty ma” của Trung Quốc thuê lao động nhập cư trái phép sản xuất túi nhưng môi trường làm việc, điều kiện sống và an toàn lao động lại không được đảm bảo. 

Thậm chí, còn xuất hiện tình trạng ép giá người lao động, bắt làm việc với tần suất 24/24. Sau đó, loạt túi hiệu có giá trị thực tế chỉ 60 USD nhưng đã được “hô biến” thành 2.900 USD trước khi mang ra tiêu thụ ngoài thị trường.

Scandal của Dior nói riêng đã kéo theo hình ảnh của làng thời trang cao cấp nói chung đi xuống. Tất nhiên, bê bối này cũng khiến Dior trả giá không ít khi cổ phiếu giảm mạnh, người tiêu dùng quay lưng và uy tín gần như chạm đáy. Mặc dù vậy, phía Dior vẫn giữ nguyên thái độ im lặng và thản nhiên quảng bá các dòng túi và sản phẩm khác.