Lạm phát tăng 143%, người Argentina không dám mua quần bò mới

Khi lạm phát tăng tới 143%, nhiều người dân Argentina tìm đến những khu chợ bán quần áo cũ, hoặc để mua quần áo giá vừa phải, hoặc để bán quần áo lấy tiền trang trải cuộc sống.

Quốc gia vốn là nền kinh tế lớn thứ hai khu vực Nam Mỹ và là một nước xuất khẩu ngũ cốc lớn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. 2/5 dân số nước này đang sống trong nghèo khó và cuộc suy thoái nghiêm trọng dự kiến sẽ tác động mạnh lên cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

var adpushup = window.adpushup = window.adpushup || {};
adpushup.que = adpushup.que || [];
adpushup.que.push(function() {
adpushup.triggerAd(“6c62eff9-729b-4f51-8c0e-93d0e608830f”);
});

Sự phẫn nộ ngày càng tăng của cử tri đang giúp Javier Milei, một tay mơ chính trị cực đoan, nhận được tỷ lệ ủng hộ cao hơn Bộ trưởng Kinh tế Sergio Massa trước cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo. Ông Massa là ứng viên của liên minh Peronist cầm quyền, phe đang bị chỉ trích là thất bại khi để giá cả tăng phi mã.

“Bạn không thể vào trung tâm thương mại và mua gì đó bạn thích như trước đây nữa. Giá cả bây giờ đúng là không thể tưởng tượng được”, Aylen Chiclana, một sinh viên 22 tuổi ở Buenos Aires, cho biết.

Một chiếc quần bò mới tăng giá gấp đôi so với cách đây 1 năm, tương đương với 1/3 mức lương tối thiểu mỗi tháng của Argentina.

Lạm phát tăng 143%, người Argentina không dám mua quần bò mới
Một đôi vợ chồng già chọn đồ ở chợ quần áo cũ ở Buenos Aires, Argentina. (Ảnh: Reuters)

Lạm phát ở Argentina trong tháng 10 lên tới 142,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Argentina đối mặt với lạm phát cao trong nhiều năm qua. Các nhà kinh tế học cho rằng nguyên nhân là do in nhiều tiền và người dân thiếu niềm tin vào đồng nội tệ peso. Lạm phát trong năm qua tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1991.

Beatriz Lauricio, một giáo viên 62 tuổi đã nghỉ hưu, cho biết bà và chồng – một nhân viên công ty xe buýt – thường đến chợ quần áo vào cuối tuần để bán quần áo cũ nhằm có thêm chút tiền trang trải phí sinh hoạt.

“Chúng tôi thuộc tầng lớp trung lưu. Chúng tôi có công việc nhưng vẫn phải đến đây”, bà Lauricio nói, đồng thời cho biết có lần chợ đóng cửa vì thời tiết xấu, khiến vợ chồng bà khốn khổ vì thiếu tiền.

“Không phải chúng tôi làm việc này để đi du lịch, mà vì những thứ cần thiết hằng ngày”, bà nói.

María Silvina Perasso, người tổ chức hội chợ quần áo ở Tigre, một vùng ngoại ô của thủ đô Buenos Aires, cho biết nhiều người đến đây mua hoặc bán đồ vì giá cả tăng nhanh hơn lương. Lương tối thiểu mỗi tháng là 132.000 peso, tương đương 377 USD theo tỷ giá hối đoái chính thức nhưng chỉ bằng một nửa số đó trên thị trường chợ đen.

María Teresa Ortiz, 68 tuổi, cho biết bà đã nghỉ hưu và đang làm thêm việc may vá. Công việc phụ này giúp bà có thêm 40 peso mỗi giờ, tương đương 1 USD. Bà đến chợ quần áo để mua những đồ phải chăng.

“Chúng tôi không thể mua quần áo mới. Tôi không dám mua áo giầy mới, quần bò mới hay kể cả một chiếc áo phông. Vì thế tôi tìm đến chợ này”, bà chia sẻ.

Theo Bình Giang (Tiền Phong)



(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});