Lươn kỵ với rau củ gì và thực phẩm nào? Ai không nên ăn lươn?

Lươn là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn lươn không đúng cách sẽ làm mất chất dinh dưỡng, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ lươn kỵ với rau củ gì và thực phẩm nào. Từ đó giúp bạn biết cách chế biến các món ăn từ lươn phù hợp dinh dưỡng hơn.

Lươn có tác dụng gì với sức khỏe?

Trong Đông y, thịt lươn có tính cam ôn và bổ kinh tỳ vị. Thịt lươn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:

• Điều hòa khí huyết, giúp ngăn ngừa thiếu máu.

• Cải thiện sức khỏe răng và xương khớp, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, viêm khớp.

• Thanh nhiệt, nhuận tràng, trị bệnh trĩ nội.

• Điều trị chứng rong kinh, băng huyết ở phụ nữ.

• Tiêu trừ phong thấp.

• Có tác dụng an thần, tốt cho người suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể.

• Điều trị chứng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

Lươn kỵ với rau củ gì và với thực phẩm nào?

Ăn thịt lươn với rau củ, thực phẩm không phù hợp sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Trường hợp nhẹ gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa. Trường hợp nặng có thể dẫn tới ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, trước khi chế biến ăn hoặc ăn thịt lươn, bạn nên biết lươn kỵ với rau củ gì, với thực phẩm nào. Dưới đây là một số loại thực phẩm, đồ uống không nên kết hợp với lươn:

1. Lươn kỵ với rau củ gì? Lươn kỵ với rau cải bó xôi

Ảnh: Shingo No/Pixabay

Cải bó xôi hay rau chân vịt, rau bina là loại rau trong danh sách lươn kỵ gì. Hàm lượng canxi trong lươn khi kết hợp với axit oxalic trong cải bó xôi sẽ tạo thành canxi oxalat.

Khi cơ thể tích tụ nhiều canxi oxalat có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, hàm lượng canxi oxalat trong cơ thể ở mức cao là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

2. Lươn kỵ với rau củ, trái cây chứa nhiều axit tannin

Lươn chứa nhiều canxi và protein. Rau củ, trái cây chứa nhiều canxi ăn chung với axit tanin sẽ tạo nên chất không hòa tan, gây đầy hơi, khó tiêu. Ăn chung lươn với các loại thực phẩm này còn làm mất đi giá trị dinh dưỡng của chúng.

Các loại rau củ, trái cây chứa nhiều axit tannin bao gồm: nho, ổi, sung, mướp đắng, rau má, cải xoăn.

>>> Đọc thêm: HOA THIÊN LÝ KỴ GÌ? TRÁNH NGAY NHỮNG THỰC PHẨM KỴ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

3. Lươn kỵ với quả hồng

Ảnh: Elise Bauer/Simply Recipes

Lươn kỵ với rau củ gì? Quả hồng chứa nhiều vitamin và các khoáng chất như vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, phốt pho. Ngoài ra, quả hồng còn chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa catechin và polyphenol. Do đó, đây là loại trái cây tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.

Tuy nhiên, quả hồng lại là một trong những thực phẩm nằm trong danh sách lươn kỵ với gì. Bạn không nên ăn lươn chung với hồng. Bởi vì hàm lượng citrate trong quả hồng khi kết hợp với protein trong thịt lươn sẽ tạo ra protein citrate. Đây là hoạt chất gây nên chứng khó tiêu, đầy hơi. Nếu tiêu thụ nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến sỏi thận.

>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN

4. Kỵ với quả sơn trà

Quả sơn trà hay táo gai chứa nhiều axit citric. Lươn chứa nhiều protein. Ăn chung với quả sơn trà sẽ khiến axit citric phản ứng với protein, làm mất đi giá trị dinh dưỡng của lươn.

Ngoài ra, khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ gây phản ứng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, ăn khó tiêu.

>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ

5. Kỵ với chuối tiêu

Theo Đông y, chuối tiêu có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc. Chuối tiêu tốt cho người bị táo bón, mụn nhọt, nóng trong người. Thịt lươn có tính ôn.

Do đó, chuối tiêu và thịt lươn đối nghịch nhau. Khi ăn chung không những làm mất đi giá trị dinh dưỡng của nhau, mà còn có thể gây ngộ độc.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

6. Lươn kỵ với rau củ gì, trái cây gì? Lươn kỵ với dưa hấu

Ảnh: Cody chan/Unsplash

Tương tự như chuối tiêu, dưa hấu cũng có tính hàn mát không thích hợp ăn chung với lươn.

7. Kỵ với nước trà, cà phê

Nước trà và cà phê là các loại đồ uống chứa nhiều tannin. Ăn thịt lươn uống nước trà hay cà phê sẽ gây hại cho sức khỏe đường ruột. Tiêu thụ thịt lươn với nước trà, cà phê thường xuyên sẽ làm viêm niêm mạc ruột, dẫn đến tình trạng táo bón.

Điều này được lý giải là do hàm lượng axit tanin trong nước trà và cà phê khi kết hợp với protein trong thịt lương sẽ gây nên phản ứng có hại.

Tốt nhất, bạn chỉ nên uống nước trà hoặc cà phê trước hoặc sau khi ăn lươn khoảng hai tiếng.

>>> Đọc thêm: THỊT BÒ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM HẠN CHẾ DÙNG CHUNG VỚI THỊT BÒ

8. Lươn kỵ với thịt bò

Thịt bò là loại thịt giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên đây lại là thực phẩm kỵ với thịt lươn. Ăn chung thịt lươn với thịt bò sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn. Nếu kết hợp hai món ăn này với nhau thường xuyên có thể dẫn đến ngộ độc, làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa.

9. Kỵ với tôm, cua biển

Lươn có kỵ với tôm không? Câu trả lời là có. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn lươn chung với tôm, cua biển. Sự kết hợp này có thể gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí ngộ độc.

Bên cạnh đó, có nhiều thắc mắc về các thực phẩm kết hợp chung với lươn như: Lươn có kỵ với rau dền không, lươn có kỵ với đậu xanh không hay lươn có kỵ với bí đỏ?

Thực tế, lươn không hề kỵ với những thực phẩm này mà còn phù hợp để ăn chung. Bạn có thể tham khảo cách kết hợp này để chế biến các món cháo cho bé ăn dặm, cụ thể:

Cháo lươn nấu với rau dền cung cấp nhiều vi chất, tốt cho trẻ thiếu máu, thấp còi.

Cháo lươn bí đỏ cung cấp vitamin A, B1, B6, canxi, kali, natri, sắt. Bổ sung cháo lươn bí đỏ phù hợp với bé còi xương, nhẹ cân.

Cháo lươn đậu xanh là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng cho bé. Đặc biệt, đậu xanh sẽ làm giảm bớt độ tanh nhớt của lươn.

>>> Đọc thêm: MẬT ONG KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP CẦN BIẾT

Khi ăn lươn cần lưu ý điều gì? Ai không nên ăn lươn?

Ảnh: Món ngon xứ Nghệ

Ngoài việc tìm hiểu lươn kỵ với rau củ gì, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và sức khỏe khi ăn lươn.

1. Không ăn lươn đã chết hoặc ươn

Lươn sống chứa hợp chất histidine tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, hợp chất này sẽ chuyển hóa thành histamine khi lươn ươn hoặc đã chết. Histamin là chất độc gây nên các triệu chứng dị ứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, chảy nước mắt, sưng phù. Đối với trường hợp nhiễm histamin nặng có thể làm co thắt tim, trụy mạch, hạ huyết áp.

>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

2. Không ăn lươn sống

Lươn sinh sống trong môi trường sình lầy, nước đục, ao bùn. Lươn là thực phẩm có khả năng nhiễm các loại sán, ký sinh trùng cao. Việc ăn lươn sống sẽ tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển và gây hại cho cơ thể. Do đó, khi ăn lươn, bạn nên sơ chế sạch và nấu chín kỹ.

Ngoài ra, người bị bệnh gút không nên ăn lươn. Bệnh gút là tình trạng bệnh rối loạn chuyển hóa đạm khiến axit uric trong máu tăng cao. Trong khi đó, lươn là thực phẩm giàu đạm. Người bệnh gút ăn lươn sẽ khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề lươn kỵ với rau củ gì và với thực phẩm nào. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách chế biến các món ăn từ thịt lươn phù hợp và tốt cho sức khỏe.

>>> Đọc thêm: BỊ TRẦY XƯỚC DA NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ VẾT THƯƠNG NHANH KHỎI?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam



Nguồn bài viết

Exit mobile version