Nếu không sốt nhưng có 8 triệu chứng này thì có thể đã bị nhiễm COVID-19 

Bác sĩ nhắc nhở: Nếu không sốt mà có 8 triệu chứng dưới đây thì có thể đã bị dương tính với COVID-19. Điều quan trọng nhất là quan sát các triệu chứng và cảnh giác cao độ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện.

Nếu không sốt mà có triệu chứng tức ngực thì cần kiểm tra y tế sớm. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Người già có khả năng miễn dịch kém, mắc nhiều bệnh nền, và rất dễ bị nhiễm trùng nặng sau khi bị dương tính với COVID-19. Một số người có thể không có các triệu chứng điển hình sau khi dương tính. Cũng có nhiều người già sau khi dương tính không phát sốt, nhưng tình trạng lại tiến triển rất nhanh. Khi họ được đưa đến bệnh viện để kiểm tra CT, họ đã bị phổi trắng. 

Do đó nếu không bị sốt mà có 8 triệu chứng sau đây thì hãy thật sự cảnh giác, có thể là đã dương tính với COVID-19.

1. Đau ngực

Cho dù không bị nhiễm bệnh cũng cần cảnh giác và chú ý với chứng đau tức ngực, nhất là chứng đau tức ngực ở người già. Bởi vì bóc tách động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi và viêm cơ tim đều có thể gây ra đau ngực, nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. 

Nguyên nhân đau ngực do nhiễm trùng một mặt là do phổi trắng gây ra, mặt khác là do nhiễm khuẩn hoặc phối hợp với các bệnh nguy hiểm nêu trên.

2. Tim đập nhanh

Nhiều người sau khi nhiễm bệnh cảm thấy tim đập nhanh, cũng có nhiều người cao tuổi đo nhịp tim thấy vượt quá 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim đập quá nhanh ở trạng thái nghỉ ngơi và kéo dài hơn 48 giờ, thì cần cảnh giác với khả năng nhiễm trùng nặng và viêm cơ tim kết hợp với virus corona.

3. Nhức đầu

Bị sốt thì đau đầu là điều đương nhiên, nhưng nếu bị đau đầu mà không sốt thì nên cảnh giác, đặc biệt là người già sau khi dương tính thì càng dễ sinh ra các bệnh về mạch máu não, tuy hiếm gặp nhưng cũng không nên xem thường. 

4. Chán ăn

Đối với người già không sốt, chán ăn cũng cần cảnh giác với tình trạng nhiễm virus. (Ảnh minh họa: mapo_japan/ Shutterstock)

Một trong những triệu chứng của nhiễm virus corona là nó có thể dẫn đến rối loạn vị giác và chán ăn. Đối với người già không sốt, chán ăn cũng cần cảnh giác đề phòng nhiễm virus.

5. Nôn mửa và tiêu chảy

Loại virus corona mới không chỉ tấn công đường hô hấp mà còn tấn công đường tiêu hóa. Người già không sốt cũng cần chú ý đến tình trạng nôn mửa và tiêu chảy. Tác hại trực tiếp nhất của nôn mửa, tiêu chảy là mất cân bằng nước và điện giải. Nhiều người cao tuổi có sẵn bệnh nền, mất cân bằng nước và điện giải dễ gây ra các bệnh về tim mạch, mạch máu não.

6. Khó thở

Khó thở có thể nói là dấu hiệu quan trọng nhất của tình trạng nhiễm virus, rất nhiều người cao tuổi nghĩ rằng do thời tiết trở lạnh nên có chút khó thở là điều bình thường. Tuy nhiên đây có thể là tình trạng virus đã tấn công vào phổi, dẫn đến phổi trắng, tốc độ phát triển là rất nhanh. 

7. Ho và khạc đờm

Triệu chứng ho và khạc đờm không thể xem nhẹ, nhất là đối với người cao tuổi. Do khả năng miễn dịch kém, virus dễ tấn công phổi, sau khi virus tấn công các phế nang sẽ gây ho, khạc đờm và khó thở. Khi có hiện tượng phổi trắng có nghĩa là virus đã tấn công vào các phế nang.

8. Trạng thái tinh thần kém

Mặc dù một số người cao tuổi không có triệu chứng nào khác, nhưng tinh thần họ không được tốt, đặc biệt là lờ đờ, thậm chí là buồn ngủ, đi lại không vững, hoàn toàn không thể ra khỏi giường. Những hiện tượng này cần được cảnh báo về tình trạng nhiễm virus.

Bác sĩ nhắc nhở mọi người rằng “tình trạng thiếu oxy thầm lặng” xảy ra ở người cao tuổi đặc biệt rất nguy hiểm, nó có nghĩa là độ bão hòa oxy trong máu thấp hơn bình thường (<93%), nhưng không có triệu chứng khó thở như thở khò khè, tức ngực, thở gấp, khó thở, ho và khạc ra đờm… Tuy nhiên tình trạng này có thể là nguy cơ cao của việc  phổi đã bị tổn thương và các mô cơ thể bị thiếu oxy. Nếu không được theo dõi và phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể bị trì hoãn việc điều trị, làm tăng độ khó cho việc điều trị, thậm chí có thể tiến triển thành suy hô hấp cấp tính, rất nguy hiểm đến tính mạng.



Nguồn bài viết

Exit mobile version