Ngày Tết nhất định phải biết cách bóc bánh chưng đẹp nhất này để không bị sót lá dong hay kéo thịt đỗ lên

Bánh chưng cổ truyền

Bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống và nguồn gốc của có còn được sử sách nhắc tới – cũng là loại bánh có vị trí đặc biệt trong tâm thức người Việt – vì thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên.

Việc gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng bên bếp lửa xưa nay là tập quán văn hóa sống trong các gia đình Việt mỗi khi Tết đến xuân về.

Ngày Tết nhất định phải biết cách bóc bánh chưng đẹp nhất này để không bị sót lá dong hay kéo thịt đỗ lên - Ảnh 1.

Bánh chưng cắt lạt không khéo là bị mất điểm thẩm mỹ. Ảnh internet.

Nguyên liệu gói bánh chưng rất gần gũi, gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền để cúng dâng Tổ tiên ngày Tết, dâng ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Bởi thế mới có câu cả dao ngàn đời mỗi khi Tết đến xuân về.

Những sai lầm, đại kị khi bao sái ban thờ đón Tết nhất định phải tránhNhững sai lầm, đại kị khi bao sái ban thờ đón Tết nhất định phải tránh

GĐXH – Rất nhiều người cho rằng quy trình bao sái ban thờ cuối năm cầu kỳ, nên tự giản tiện các bước nhưng theo phong thủy lại mắc sai lầm, thậm chí phạm đại kị. Chuyên gia phong thủy Master Phùng Phương hướng dẫn cách hạn chế những sai lầm, đại kị khi bao sái ban thờ, mời bạn đọc tham khảo.

Có rất nhiều câu ca dao về loại bánh chưng cổ truyền này

“Nhà xanh lại đóng khố xanh

Tra đỗ trồng hành thả lợn vào trong…”

Hay:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh

Ngày Tết nhất định phải biết cách bóc bánh chưng đẹp nhất này để không bị sót lá dong hay kéo thịt đỗ lên - Ảnh 3.

Cắt bánh chưng bằng dao có lót màng bọc thực phẩm. Ảnh internet.

Bóc bánh chưng bằng dao hay lạt?

Bóc bánh chưng ai cũng bóc được và cắt thì dùng cả dao. Nhưng để mà bóc được cái bánh chưng thật đẹp, không bị dính lá dong sót lại trên mặt bánh, không bị lôi thịt, đỗ lên – để cái bánh chưng đặt ngay ngắn trên đĩa phần đều đặn thì phải có mẹo, bởi không ai có thể làm được ngay.

Bữa cơm chiều 30 Tết!Bữa cơm chiều 30 Tết!

GĐXH – Nếu ta có một chốn để về, đó gọi là nhà. Nếu ta có một nơi để yêu thương, đó gọi là gia đình. Nếu ta có cả hai thì đó là hạnh phúc. Tết là dịp đoàn viên bên gia đình.

Ngày nay nhiều bạn trẻ dùng dao để cắt bánh chưng cho nhanh – nhưng dao dù đã nhúng nước, hay dao bọc màng thực phẩm thì cắt bánh vẫn rất dính, lá dong sót lại phải dùng ngón tay bóc ra cũng dính và phải rửa lâu mới sạch.

Việc cắt bằng dao còn làm đậu xanh và thịt dễ bị tách rời ra ngoài – nhìn miếng bánh xanh mướt bị vỡ nát, hay lòi thịt, đỗ lên không đẹp mắt tí nào – và mâm cỗ dù có nấu ngon đến đâu đĩa bánh chưng vẫn bị mất điểm.

Những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, và các nàng dâu đã lớn tuổi nhất định biết cách dùng lạt tước nhỏ để cắt bánh chưng – tuy đơn giản nhưng chỉ cần lơ đãng khi đặt lạt và lật bánh lên siết lạt ngang dọc, phải trái là dễ bị nhầm, đến giữa bánh sẽ kéo cả miếng thịt và đỗ lên theo.

Từ xưa nhiều người đã được dạy đặt lạt cắt bánh chưng là ngang trước, dọc sau, phải trước, trái sau – và phải nhớ sợi lạt nào đặt trước thì cắt trước, sợi lạt nào đặt thứ hai thì cắt nhát thứ hai… Nhưng khi úp bánh vào đĩa thì ối người vẫn bị siết nhầm lạt, hoặc rút thẳng lạt lên là… mất điểm vì chiếc bánh cắt không đẹp. Ngày xưa nàng dâu nào bóc bánh chưng mà bị câu thịt trong bánh lên trên thế nào cũng bị lườm nguýt (vì Tết kiêng nên không bị mắng).

Xưa còn có kiểu cắt bánh chưng dùng 4 sợi dây lạt, cắt thành 9 miếng. 1 sợi lạt đặt ngang, 3 sợi lạt đặt dọc chia bánh bánh chưng thành 9 miếng vuông quân cờ – vì người xưa cho rằng khi vào mâm tiệc những miếng giữa đẹp, vuông vức thì kính bề trên, còn miếng ngoài ít nhân thì con cháu hưởng. Trong gia đình thì miếng giữa gắp mời ông bà lớn tuổi nhân nhiều, ngon hơn.

Với loại bánh dài (bánh tét) cũng cắt bằng sợi dây buộc bánh. Một đầu lạt cắn ở răng, một tay cầm bánh đã bóc, tay kia cầm sợi dây quấn vòng qua cái bánh – rồi tùy ý muốn khoanh bánh dày hay mỏng mà siết dây lại – sẽ cắt được khoanh bánh tét đẹp mắt.

Để cắt được chiếc bánh chưng đẹp mắt, khi bóc bánh chưng đầu tiên phải tháo bỏ những cái lạt buộc ở ngoài, giữ lại hai chiếc lạt nhỏ và mỏng rồi tước mỗi chiếc lạt làm đôi rồi để sang một bên.

Tiếp theo là bóc lớp ngoài của lá dong – vì bánh chưng được gói bằng hai lớp lá dong – lớp ngoài không bị dính nên bóc rất dễ. Nhưng đến lớp thứ hai – lớp tiếp xúc với gạo nếp thường dính với vỏ bánh cho cần phải bóc khéo để lá dong không bị rách và dính lại trên bề mặt bánh – kéo chỗ lá dong sót phải cấu vào vỏ bánh bóc ra khiến bánh sẽ bị nham nhở, mất đẹp mắt.

Muốn vậy phải bóc lá từ từ và bóc dọc theo chiều dài của lá dong – như thế sẽ hạn chế được việc bị rách lá và dính lại trên mặt bánh. Và chỉ bóc một mặt trước – rồi lấy lạt đã tước nhỏ đặt lên mặt bánh vừa bóc ra sao cho lạt chia phần bánh đều nhau. Sau đó lấy một cái đĩa phẳng úp lên trên cái mặt bánh đó và lật ngược đĩa bánh lại. Tiếp đó bóc nốt lá dong ở mặt còn lại.

Ngày Tết nhất định phải biết cách bóc bánh chưng đẹp nhất này để không bị sót lá dong hay kéo thịt đỗ lên - Ảnh 6.

Bóc bánh chưng bằng lạt là đẹp mắt nhất. Ảnh internet.

Sau đó bắt đầu cầm hai cái đầu của cái lạt thứ nhất cắt chéo nhau qua cái bánh chưng và cứ như thế lần lượt cho đến cái lạt cuối cùng… Bí quyết bóc bánh chưng đẹp là luôn nhớ vị trí của từng cái lạt, cái nào trước và cái nào sau thì chiếc bánh chưng xanh rờn mới được bóc sạch, cắt gọn gàng với 8 rất đều để trên cái đĩa trắng rất đẹp mắt.

Lạt cắt “đúng quy trình ” thì chiếc bánh chưng trong đĩa đẹp mắt. Nhưng điều rất quan trọng một phần ở người gói bánh chưng. Bởi miếng lá áp với gạo nếp (lớp lá trong) phải là lá dong bánh tẻ (không non, không già) thì khi bóc bánh mới không bị dính, bánh còn có màu xanh như màu cốm.

Một bí quyết để siết lạt theo đúng thứ tự là dây lạt đầu tiên làm một nút vòng ở đầu lạt, dây 2 làm 2 nút, dây 3 làm 3 nút, rồi đặt vào bánh chưng – như thế sẽ không bị nhầm lạt.

Vớ phải lá dong non thì không cách gì bóc được bánh chưng mà không bị dính lá – vì vậy người gói bánh phải biết phân biệt lá dong non và lá dong bánh tẻ. Lá dong non thì bọc ngoài. Lá lót gạo thì dùng lá bánh tẻ và quay ngược so với lá ngoài (mặt trên của lá tiếp xúc gạo) – như thế bánh chưng sẽ đẹp cả vỏ lẫn ruột.

Bữa cơm chiều 30 Tết!Bữa cơm chiều 30 Tết!

GĐXH – Nếu ta có một chốn để về, đó gọi là nhà. Nếu ta có một nơi để yêu thương, đó gọi là gia đình. Nếu ta có cả hai thì đó là hạnh phúc. Tết là dịp đoàn viên bên gia đình.

Nguồn bài viết