Người dân hân hoan chào năm mới Quý Mão 2023 trong pháo hoa rợp trời

Vậy là năm cũ Nhâm Dần đã đi qua. 2022 là năm gặp  nhiều khó khăn, thách thức trên nhiều lĩnh vực. Thế nhưng những chuyện trong năm cũ đều đã qua, năm mới Quý Mão đã đến sẽ là 1 khởi đầu mới, nhiều hy vọng hơn, nhiều hạnh phúc và may mắn hơn.

Ngày nay pháo hoa thay thế pháo nổ. Pháo hoa thì thường do Nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức bắn..

.

Giao thừa Tết Quý Mão 2023 là một đêm chuyển giao năm cũ, năm mới, đặc biệt khi nhiều tỉnh thành trên cả nước trở lại những màn bắn pháo hoa chào năm mới sau 2 năm bị gián đoạn bởi dịch COVID-19.

Từ gần ba chục năm qua, pháo hoa dường như đã thành thông lệ khi tới thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Từ 1994, khi Chỉ thị số 406-TTg của Chính phủ về vấn đề cấm sản xuất, buôn bán và bắn pháo thì việc đón và xem pháo hoa tại các địa điểm trung tâm dường như đã trở thành thông lệ của người dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung.

Những năm gần đây, pháo hoa được bắn tại nhiều địa điểm trên cả nước

Cuộc sống hiện tại, những xác pháo đỏ không còn đầy sân, thay vào đó là những điểm bắn pháo hoa tưng bừng ở các thành phố lớn trên cả nước. Những quả pháo hoa to, rực rỡ, nhiều màu sắc vẫn chắp cánh ý nghĩa đẹp đẽ của tiếng pháo xưa.

Khắp cả nước, người dân đều được ngắm nhìn pháo hoa rực rỡ, cơ hội mới chia đều cho tất cả, ai cũng có thể tìm thấy niềm vui và động lực mới khi xuân sang. Ấy là lời chúc to lớn mà pháo hoa thời hiện đại gửi gắm tới người dân khắp mọi miền đất nước.

Tiếng pháo đêm Giao thừa là một lời chúc tụng đẹp đẽ cho những hy vọng mới của một năm an lành, may mắn. Một năm mới hứng trọn sức sống mùa xuân để gieo mầm những kế hoạch mới.

Hồ Gươm lung linh sắc màu trong thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới.

Không biết từ bao giờ, cứ vào đêm 30 Tết, nhiều người ở Hà Nội lại rủ nhau đi chơi giao thừa quanh Hồ Hoàn Kiếm. Đến đúng 12 giờ đêm là thời khắc chuyển từ năm cũ sang năm mới, mọi người xem bắn pháo hoa xong mới về nhà xông đất lấy may, lâu dần trở thành phong tục.

Nhiều người giải thích, có thể tục chơi đêm giao thừa của người Hà Nội bắt nguồn từ khi giải phóng Thủ đô, năm 1954, cách đây chừng nửa thế kỷ. Lúc đó có hàng vạn cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Mỗi khi Tết đến họ càng nhớ quê hương da diết, muốn biết tin tức về những người thân trong đó. Hồi ấy, ở Bờ Hồ có một ngôi nhà rất to có tấm biển đề “Câu lạc bộ Thống nhất”. Đó là nơi anh em tập kết đến tìm nhau và được nghe tin tức về quê hương mình.

Đi xem pháo hoa đêm Giao thừa dường như đa trở thành một phong tục

Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, thú đi chơi đêm giao thừa trở nên phổ biến là từ khi người dân được ngắm pháo hoa vào thời khắc chuyển giao. Khi đó, đường phố đèn hoa trang trí lung linh rực rỡ, người đi lũ lượt như trảy hội, tràn kín cả lòng đường. Đó là dịp hẹn hò của trai thanh gái lịch và những đôi vợ chồng mới cưới chưa vướng bận con cái. Cũng có những gia đình trẻ, vợ chồng bế con đi đến nửa đêm.

Những chùm pháo hoa đã rực sáng trên bầu trời TP Hồ Chí Minh.

Có những thời điểm bị gián đoạn, khắp các tỉnh thành trên cả nước đã quyết định ngừng bắn pháo hoa. Như thời khắc chuyển giao sang năm Nhâm Dần, cả nước đã đón một Giao thừa khác lạ bởi không pháo hoa, đường phố vắng vẻ bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19. Hay vào Giao thừa năm Đinh Dậu 2017, các tỉnh thành trên cả nước cũng đã quyết định không bắn pháo hoa để chia sẻ những khó khăn, mất mát do bão lụt xảy ra với đồng bào miền Trung trong năm 2016.

Bắn pháo hoa ở đầu đường hầm sông Sài Gòn, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Không pháo hoa, người dân hiểu và chia sẻ nhưng vẫn cảm thấy thiếu thiếu 1 cái gì đó để Giao thừa trọn vẹn. Có thể nói với thế hệ trẻ, pháo hoa trong đêm Giao thừa từ lâu đã trở thành một thông lệ để đánh dấu thời khắc chuyển giao năm mới.

Giao thừa đã sang, năm mới Nhâm Dần 2023 đã tới, người dân cả nước cùng hân hoan chào đón năm Quý Mão 2023.

Những việc cần làm để một năm mới có ý nghĩa

Nguồn bài viết

Exit mobile version