Chứng đau nửa đầu xảy ra ở một bên đầu và đau nhói kéo dài nhiều giờ đến nhiều ngày, làm ảnh hưởng không ít tới cuộc sống sinh hoạt và gây khó chịu cho người bệnh. Các loại thuốc làm giảm hoặc loại bỏ triệu chứng đều tiềm ẩn các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, các biện pháp tự nhiên lại mang đến tỷ lệ thành công rất cao, có hiệu quả tốt và không gây rủi ro cho sức khỏe.
Nguyên nhân đau nửa đầu
Đèn huỳnh quang, cà phê, mất nước, đường, hút thuốc, bột ngọt, thuốc theo toa (bao gồm thuốc huyết áp và thuốc tránh thai), thiếu ánh sáng mặt trời (vitamin D), nấm mốc, phụ gia thực phẩm nhân tạo (chất bảo quản và tạo màu), mất cân bằng khoáng chất, dị ứng thực phẩm, thiếu hụt vitamin B và lạm dụng rượu đều có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
Ngoài ra, thực phẩm giàu tyramine, chẳng hạn như pho mát lâu năm, các loại hạt, đậu nành, sô cô la, thịt chế biến, lúa mì, nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn và lượng đường trong máu thấp cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
Các cơn đau nửa đầu thường xuyên có thể được kích hoạt hoặc trầm trọng hơn do căng thẳng và lo lắng.
Hình ảnh chụp não cho thấy những người bị chứng đau nửa đầu có khối lượng chất xám giảm so với những người không mắc chứng này, đặc biệt là ở những vùng não liên quan đến cảm xúc, nhận thức, trí nhớ và ra quyết định, cũng như các chức năng điều hành như tự điều chỉnh, trí nhớ làm việc và giải quyết vấn đề. Những thay đổi về khối lượng chất xám trong thân não tương quan với thời gian đau nửa đầu và tần suất tấn công.
Các biện pháp tự nhiên lại mang đến tỷ lệ thành công rất cao, có hiệu quả tốt và không gây rủi ro cho sức khỏe. Trong đó bao gồm các loại thảo mộc, bồi bổ, châm cứu, bấm huyệt, thiền định, v.v..
1. Trị liệu bằng hương thơm
Tinh dầu bạc hà, gỗ đàn hương, húng tây, hoa oải hương, bạch đàn và hương thảo đều có thể được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu. Trong số đó, hoa oải hương và bạc hà là được khuyên dùng nhiều nhất.
Cách điều chế: Nhỏ 5~10 giọt tinh dầu oải hương hoặc bạc hà vào một cốc nước ấm, sau đó nhúng khăn mặt vào nước, vắt khô và lau đầu hoặc sau gáy.
Một lựa chọn khác là bạn có thể pha loãng một vài giọt dầu oải hương hoặc dầu bạc hà vào dầu gió (dầu hạnh nhân là một lựa chọn tốt) rồi xoa bóp sau gáy, cổ, thái dương và trán.
2. Điều trị bằng phương thuốc thảo dược: cúc thơm và gừng
Hoạt chất parthenolide trong cúc thơm (Feverfew) có tác dụng ức chế các chất hóa học trong não khiến mạch máu giãn ra, từ đó giúp hạn chế tình trạng đau đầu.
Do đó cúc thơm mang lại công dụng cao hơn trong việc phòng ngừa hơn là điều trị khi bệnh đã xuất hiện. Để ngăn ngừa chứng bệnh này, hãy ăn 3-4 lá cúc thơm mỗi ngày.
Cúc thơm có vị đắng, nên khi áp dụng để điều trị thì có thể trộn cùng với thức ăn.
Khi bạn đang vật vộn với cơn đau nửa đầu thì gừng cũng có thể sẽ là một phương thuốc cứu cánh hữu hiệu. Hãy dùng gừng khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, hoặc nếu bạn không có dấu hiệu đau đầu tiên, tốt nhất là dùng nước gừng tươi.
Củ gừng tươi cũng có thể ép lấy nước, hoặc có thể thêm nước gừng vào nước ép (cà rốt, táo và gừng). Bạn cũng có thể ăn nhiều gừng hơn vào thời gian bình thường, ăn gừng tươi được cho là một phương pháp dưỡng sinh khả dụng nhất. Ngoài ra gừng cũng giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn khi bị đau nửa đầu.
3. Nước ép rau củ
Nước ép cần tây rất giàu coumarin, đây là một chất có tác dụng làm dịu mạch máu não. Sử dụng khoảng 240ml nước ép cần tây để có tác dụng phòng ngừa tốt nhất. Nhiều người uống nước ép cần tây trực tiếp hoặc trộn với các loại nước ép trái cây khác. Nước ép cần tây cũng có thể làm giảm chứng đau nửa đầu đã xảy ra, nhưng tác dụng thường chậm hơn.
Ngoài ra hỗn hợp nước ép gừng tươi, táo và cà rốt cũng rất có hiệu quả. Biện pháp khắc phục này hoạt động tốt nhất khi được sử dụng trong vài phút đầu tiên khi cơn đau nửa đầu xuất hiện. Và việc kết hợp nước ép cần tây với gừng cũng là một phương thuốc rất tốt.
4. Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic và bấm huyệt
Huyệt Phong trì nằm ở phần lõm sau tai, cách giữa gáy 5cm, và nằm ngay dưới đáy hộp sọ. Xoa bóp huyệt này có thể làm giảm chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng. Tuy nhiên tự mình tìm đúng huyệt đạo không dễ, nhưng vẫn có thể làm được.
Đau đầu thường xảy ra khi cột sống cổ bị mất cân bằng hoặc lệch. Điều chỉnh thần kinh cột sống thường giúp giảm triệu chứng ngay lập tức. Thật không may, sự giảm đau này có thể chỉ là tạm thời, vì cột sống cổ có thể nhanh chóng trở lại tình trạng mất cân bằng như ban đầu và dẫn đến đau đầu tái phát.
Một nguyên nhân phổ biến của sự mất cân bằng ở cột sống cổ là do các chất kích thích như nicotin và cafein. Những chất kích thích này chèn ép cả vùng dưới đồi và tiểu não, khiến chúng sưng lên và gây ra hiện tượng này. Khi cột sống cổ mất cân bằng, dây thần kinh bị chèn ép, năng lượng bị ức chế thì dễ dẫn đến đau nửa đầu.
Ngoài ra, thức ăn không được nhai kỹ, hoặc thịt không được tiêu hóa tốt sẽ gây áp lực lên túi mật, đồng thời có thể gây viêm (đau đầu) và lệch vùng phía trên cột sống cổ.
5. Các nghiên cứu cho thấy thiền định là một phương pháp điều trị hiệu quả
Các nghiên cứu chụp cộng hưởng từ chức năng của não đã chỉ ra rằng các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan là dopamin, melatonin, serotonin, cortisol và norepinephrine, tất cả đều liên quan đến các chức năng thần kinh bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm chất xám ở những người mắc chứng đau nửa đầu.
Thiền có thể ức chế một phần của hệ thống thần kinh chịu trách nhiệm về căng thẳng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, thiền định có liên quan đến việc tăng khối lượng chất xám trong các vùng não liên quan đến phản ứng cảm xúc, trí nhớ, ra quyết định, tính linh hoạt nhận thức và lập kế hoạch.
Hình thức giảm căng thẳng này có thể dẫn đến cải thiện nhận thức và kiểm soát các yếu tố gây căng thẳng của một người.
Hãy lắng nghe và dành sự quan tâm cho cơ thể mình, chỉ khi thiền định thường xuyên, người ta mới thấy rõ hiệu quả. Do đó, điều quan trọng là hãy coi thiền định như một thói quen hàng ngày, sau một thời gian, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy sức khỏe và tinh thần của mình thay đổi tuyệt vời như thế nào.