Những điểm khác biệt giữa sử thi Mahabharata và phim ‘Chiến binh mặt trời’?

Trong sử thi Mahabharata, Arjuna không phải là con của thần nào. Anh là con trai của vua Pandu và Kunti. Tuy nhiên, Arjuna được miêu tả là một trong những chiến binh tài ba nhất trong thời đại của mình và đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn từ các vị thần, đặc biệt là từ Krishna. Krishna được tôn sùng như một vị thần trong đạo Hindu và được miêu tả là bạn đồng hành và người tư vấn cho Arjuna trong cuộc chiến Kurukshetra. Thế nhưng trong phim Chiến binh mặt trời, Arjuna lại được xây dựng là con trai thần Indra. Đây là một vị thần trong đạo Hindu, được tôn sùng như là vị thần của trời, sấm sét và chiến tranh. Thần Indra được miêu tả là một trong những vị thần quan trọng nhất trong thần thoại Hindu và là người đứng đầu của các vị thần. Nhưng ông ta luôn tìm cách hãm hại Karna – con trai của thần Mặt trời chỉ vì lo lắng Karna sẽ luôn chiến thắng con trai mình là Arjuna.

Những điểm khác biệt giữa sử thi Mahabharata và phim 'Chiến binh mặt trời'?

Trong sử thi thì khi Karna còn trẻ, thần Indra đến và yêu cầu anh ta cho mượn áo giáp của mình để sử dụng trong một trận chiến. Mặc dù Karna biết rằng đó là áo giáp quý giá của mình và sẽ khiến anh ta trở nên yếu hơn trong trận chiến, nhưng anh ta vẫn đồng ý và trao lại áo giáp cho thần Indra. Nhưng trên phim, thần Indra dùng thủ đoạn ép Karna phải dâng áo giáp vàng cho mình khi biến thành một người hành khất cầu xin. Dù Karna đã được thần Mặt trời cho biết trước thủ đoạn này nhưng anh vẫn chấp nhận dâng áo cho thần Indra như để thể hiện sự kính trọng thần Indra. Khi Arjuna đến cũng đành bất lực khi toàn thân Karna đã đẫm máu vì bộ áo giáp đó là một phần da thịt của anh. Arjuna vô cùng tức giận đến bật khóc vì hành động này của thần Indra đã khẳng định việc cha anh không tin tưởng vào năng lực của mình. Với tư cách là một chiến binh chân chính, Arjuna cũng không chấp nhận một trò lừa dối của cha chỉ để chiến thắng kẻ yếu hơn. Anh cảm thấy đó là 1 gánh nặng, và sự cắn rứt lương tâm nên anh đã vô cùng thất vọng. Lúc này, Arjuna đã phải thể hiện sự tôn trọng Karna trước mặt Krishna bởi Karna đã hành xử như một chiến binh vĩ đại.

Quay trở lại diễn biến tâm lý của hai phe Pandavas và Kauravas trong quá trình chuẩn bị cuộc chiến để thấy được áp lực tâm lý đè nặng lên các thủ lĩnh. Đầu tiên chính là ông bác Bhishma là thống soái của phe Kauravas. Bhishma được coi là một trong những chiến binh vĩ đại nhất của thời đại đó và là ông bác của nhà Pandavas và Kauravas. Tuy nhiên ông lại chọn đứng về phe Kauravas, với sự nghi ngờ từ rất lâu, cuối cùng Bhishma cũng biết Karna là con trai của Kunti và thần Mặt trời. Để giữ lời hứa sẽ bảo vệ Karna với Kunti, ông đành tước đi quyền được ra trận chiến của Karna với lý do anh đã mất áo giáp và thân phận không đủ cao quý để chiến đấu với các quí tộc. Điều này khiến cho Duryodhana và ông có sự mâu thuẫn khiến nội bộ rối ren. Áp lực tâm lý của ông chính là phải chỉ đạo đội quân và phải kiềm hãm sự hung hăng của thái tử Duryodhana.

Còn về phía nhà Pandavas, thủ lĩnh được giao cho Arjuna nhưng anh lại bị tâm lý rằng mình sẽ phải dẫn quân chiến đấu với người thân của mình. Đầu tiên là ông bác Bhishma – người nuôi dạy các anh em Arjuna trưởng thành thay cho người cha đã khuất. Tiếp theo đó là Dronacharya – người thầy đã dạy bắn cung Arjuna cách sử dụng cung và mũi tên và các kỹ năng chiến đấu khác. Chính vì vậy mà Arjuna cảm thấy rất đau khổ khi anh sẽ phải chính tay mình giết chết từng người có công nuôi dưỡng, dạy dỗ anh. Chưa kể anh em nhà Kauravas cũng là anh em họ của họ, Arjuna đau khổ việc giết chết hết tất cả người thân để dành lấy vương quốc và quyền lực có phải là điều đúng đắn.

Liệu rằng cuộc chiến này sẽ bắt đầu như thế nào khi mà cả hai bên đều đang chịu những áp lực khác nhau và Karna phải làm thế nào để tham gia cuộc chiến để hỗ trợ Duryodhana? Đón xem những tập phim mới nhất sẽ được phát sóng mỗi tối lúc 22h00 từ ngày 1/7 trên THVL1.

Exit mobile version