1. Tác dụng của cây hồng môn
Hồng môn là loại cây không còn xa lạ với rất nhiều người. Cây còn được biết đến với các tên gọi khác như cây hoa vĩ đỏ, cây buồm đỏ… và có tên khoa học là Anthurium andreanum.
Cây hồng môn thuộc loại cây thân thảo, mọc thành bụi với những dạng cây ráy nhưng có thân cứng và các bẹ lá ôm gọn vào nhau. Lá cây màu xanh thẫm, hình trái tim và mọc trên những cành dài xanh mướt.
Hoa của cây hồng môn có hình trái tim với nhiều màu sắc như đỏ, trắng, hồng. Trên mỗi bông hoa lại có nhiều hoa nhỏ kết thành hình trụ. Mỗi khóm hoa hồng môn thường có 17 – 20 lá và 4 – 5 bông hoa.
Loại cây này sống ở môi trường nhiệt đới ẩm, có màu sắc tươi tắn, vẻ ngoài sang trọng nên rất được ưa chuộng dùng để trang trí hoặc làm quà tặng. Song rất ít người hiểu hết được tác dụng của loài cây này.
– Dùng để trang trí không gian:
Trong phong thủy, không gian nhà ở và làm việc vô cùng quan trọng bởi không gian thoáng mát, tươi mới sẽ góp phần cải thiện yếu tốt phong thủy tốt đẹp hơn rất nhiều.
Do đó, việc trang trí không gian bằng một chậu hồng môn nhỏ được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay.
Cây hồng môn có dáng nhỏ xinh nên rất thích hợp đặt trên bàn, trang trí trong phòng khách, văn phòng làm việc. Bạn có thể trồng cây trong chậu sứ nhỏ hoặc trong bình thủy tinh với hình thức trồng cây thủy sinh để lộ bộ rễ và thân lá trông sẽ rất đẹp.
Vẻ đẹp hài hòa này giúp cho không gian của bạn trông tươi mát, sang trọng, nổi bật và sinh động hơn rất nhiều.
– Thanh lọc không khí:
Không chỉ có tác dụng trang trí không gian, cây hồng môn còn được biết đến với tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả.
Những chiếc lá to dày, to bản của cây có khả năng hấp thụ xylen, benzene, formandehit – đây vốn là những chất độc gây hại cho đường hô hấp của con người, thậm chí còn có thể gây ung thư.
– Dùng làm cây nội thất:
Ngoài có tác dụng làm cây để bàn trong nhà, cây hồng môn vẫn hay được dùng làm cây nội thất, cây công trình.
Với sự sắp xếp đẹp mắt, đặc tính dễ chăm sóc và nhanh ra hoa, đây là loại cây cảnh được nhiều người ưu chuộng.
2. Ý nghĩa của cây hồng môn phong thủy
Trong phong thủy, cây hồng môn có rất nhiều ý nghĩa cát lành không thể bỏ qua như:
– Tượng trưng cho phú quý tài lộc, phát triển thăng tiến:
Bản thân tên gọi của loại cây này đang mang những ý nghĩa rất tốt đẹp: từ “hồng” tượng trưng cho sắc đỏ may mắn; từ “môn” có nghĩa là gia môn phú quý.
Bên cạnh loài cây này, bạn có biết Cây phát tài cũng là loại cây giúp tài lộc tăng tiến mà bạn không thể bỏ qua.
– Tốt cho công danh, sự nghiệp:
Nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh riêng, đặt cây hồng môn trong không gian buôn bán sẽ giúp buôn may bán đắt, làm ăn ngày càng phát đạt.
– Tăng may mắn, giải tỏa tâm trạng:
Loài hoa may mắn này giúp người ta ngập tràn nhiệt tìn và sự tin tưởng, đặt trong nhà sẽ như thắp thêm niềm vui và sức sống trong không gian. Từ đó, nó giúp chủ nhân được thoải mái tâm tình, giải phóng cảm xúc, hướng tới những điều tích cực trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, hồng môn phong thủy còn là loài cây thu hút quý nhân, gia tăng bạn tốt giúp đỡ người trong nhà.
– Cân bằng trường khí, xua đuổi sát khí:
Bạn có biết: Cây xương rồng giúp hóa giải sát khí cực mạnh
– Tăng quyền hành của người phụ nữ trong gia đình:
Màu đỏ của cây hồng môn thuộc quẻ Ly, tượng trưng cho vẻ đẹp, sự ngời sáng; màu vàng là quẻ Khôn, tượng trưng cho sự dịu dàng, chăm chỉ, đại diện cho nữ nhân.
Cho nên trong nhà nếu có phụ nữ bị thể trạng yếu hoặc vận thế không tốt, trồng loài hoa hợp phong thủy này rất có lợi. Hồng môn còn có nghĩa là nữ chủ nhân nắm quyền, nếu người phụ nữ muốn có tiếng nói trong gia đình thì cũng nên sắm ngay một cây này.
– Tượng trưng cho tình yêu đôi lứa:
Phần hoa của cây hồng môn có hình trái tim nên nó tượng trưng cho một tình yêu bền vững. Do đó, người ta cũng quan niệm rằng những đôi yêu nhau nếu tặng nhau cây hồng môn phong thủy sẽ là món quà ngọt ngào thể hiện tình yêu chung thủy, vững bền với người mình yêu thương.
– Làm quà tặng phong thủy tốt lành:
Hơn nữa màu đỏ vốn là màu cát tường nên cây hồng môn rất thích hợp đem tặng, biếu nhân dịp có hỷ sự như khai trương để thay lời chúc sự nghiệp thịnh vượng, náo nhiệt.
3. Cây hồng môn phong thủy hợp mệnh nào?
Cây hồng môn phong thủy hợp mệnh nào là thắc mắc chung của rất nhiều người trước khi đưa cây về trồng.
Cây có hoa màu đỏ, lá màu xanh, đó đều là những màu sắc tương sinh tương hợp rất tốt với người mệnh Hỏa.
Những người mang mệnh Hỏa thường năng động, linh hoạt, hừng hực sức sống nhưng đôi khi quá nóng nảy, bộp chộp, làm việc bất chấp hậu quả, không suy tính trước sau nên gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.
Nếu người mệnh này trồng một chậu hồng môn phong thủy trang trí trong nhà, góc phòng đọc sách hay bàn làm việc, dường như sẽ mang đến nhiều may mắn cho họ.
Màu đỏ của hoa sẽ tiếp thêm những năng lượng tích cực và nhiệt huyết như “lửa” cho người mệnh này. Đồng thời, lá cây xanh mướt như khắc chế được bớt sự kiêu ngạo, bốc đồng cùng những tính cách không tốt của mệnh Hỏa.
Bên cạnh đó người mệnh Thổ cũng rất phù hợp trồng cây này, sẽ mang đến tài lộc và may mắn. Cây phù hợp làm cây để bàn, phòng khách, quầy lễ tân, trang trí quán cà phê, góc nhỏ trong nhà và còn có tác dụng thanh lọc không khí.
4. Đặt cây hồng môn phong thủy ở đâu là chuẩn xác nhất?
– Phương vị đặt cây hồng môn phong thủy:
Ở Trung Cung trong Bát cung phong thủy nhà ở, đặt một chậu hồng môn tươi tốt có tác dụng khởi sinh. Hồng môn thuộc tính Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa tái sinh Thổ, đặt ở Trung Cung thuộc phương vị Thổ như tạo ra miền đất mới, vạn vật được tái sinh.
Trung Cung nhà nếu nằm ở Khôn vị hoặc Cấn vị thì sẽ gây bất lợi, xuất hiện hung tai cho các thành viên trong gia đình, đặt hồng môn ở vị trí đó có thể hóa giải rất hữu hiện.
– Vị trí đặt cây hồng môn phong thủy:
Hồng môn vốn là cây ưa ẩm và ưa sáng nên khi chăm sóc loài cây này, tốt nhất bạn nên đặt cây trong nhà ở những nơi đủ ánh sáng và thoáng khí.
Nếu đặt trên bàn học, bàn làm việc thì chọn nơi ít nắng, hạn chế để cây bị khô. Cây có thể sống trong môi trường điều hòa.
Dưới đây là một số vị trí thích hợp đặt cây mà bạn có thể tham khảo:
+ Ban công, cửa sổ: Cây hồng môn ưa sáng nên để cây phát triển khỏe mạnh và nhanh đơm hoa, đẻ nhiều nhánh con, bạn hãy chọn vị trí ban công hoặc cửa sổ để trồng một vài chậu.
+ Trên bàn làm việc, bàn học: Nên đặt cây ở bàn làm việc hoặc bàn học nơi có ánh sáng tốt. Cây còn có tác dụng hút tia điện tử độc hại, từ trường từ máy tính nên rất tốt cho mắt và da, nhất là với những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính và điện thoại.
+ Quầy thu nhân, cửa hàng, cửa tiệm: Vì cây có ý nghĩa mang lại may mắn và tiền bạc phú quý nên rất thích hợp đặt trên những vị trí này giống như vị Thần tài mang lại may mắn cho việc kinh doanh của bạn.
Đừng bỏ qua: Những điều kiêng kỵ trong phong thủy cây cảnh
5. Cách chăm sóc cây hồng môn phong thủy
Đặc điểm của cây hồng môn là ưa mát, chịu bóng tốt nên được nhiều người chọn làm cây trồng trong nhà. Nếu bạn chăm sóc cây hồng môn cần chú ý những điều sau:
– Ánh sáng:
Ánh sáng dành cho Cây Hồng Môn đó là ánh sáng bán phần, tránh ánh sáng trực tiếp vì như thế cây sẽ bị cháy lá.
Ánh sáng phù hợp để hồng môn phát triển đó là khoảng 50% hoặc thấp hơn. Đó là lý do tại sao nhiều người lựa chọn cây hồng môn để trồng trong nhà, nơi gần cửa sổ, cửa kính sẽ giúp cây phát triển tốt và có hoa đậm màu rất đẹp.
– Nhiệt độ:
Nhiệt độ để trồng cây hồng môn không được quá nóng vì cây ưa mát. Cây có thể sống tốt trong môi trường điều hòa, vì vậy với một chậu hồng môn để đặt trên bàn làm việc, tại văn phòng của bạn là rất phù hợp.
– Đất trồng:
Đất trồng cây hồng môn nên là đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, nhiều mùn và giàu dinh dưỡng. Độ ẩm thích hợp để trồng cây hồng môn đó là khoảng 70-80%.
– Chế độ nước:
Để cây hồng môn sinh trưởng tốt và đảm bảo thẩm mỹ thì chế độ nước rất quan trọng. Nếu lá cây bị vàng, nhạt màu hay bị cháy thì cần phải xem lại nguyên nhân là gì; do tưới quá nhiều nước cho cây hay đất quá khô.
Từ đó biết mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp, đảm bảo độ ẩm 70 – 80%. Cây hồng môn cũng có thể trồng thủy sinh trong bình thủy tinh sẽ rất đẹp.
LNT.