Quán ốc mở vào giờ trưa
“Trái tính” là vậy nhưng quán vẫn thường rất đông, giờ cao điểm tầm 11 giờ đến 13 giờ, người đến ăn tấp nập, khách gọi giao hàng đơn đến đơn di nườm nượp. Có người nhà chủ quán ra bán phụ nhưng vẫn phục vụ không xuể.
![]() Đến nay, quán ốc phục vụ đến hơn 13 món khác nhau
|
Quả thật, món ốc len xào dừa với vị ngọt bùi, thơm nhẹ luôn khiến thực khách mê mẩn. Một vị khách ngồi cạnh bàn bảo tôi: “Đến đây ăn gì cũng phải gọi một dĩa ốc len. Ăn xong ốc thì lấy nước sốt dừa ở dưới để làm đồ chấm cho những món sau”.
Sò lông mỡ hành, ốc móng tay, sò điệp xào tỏi…. đặc biệt là những món xào với mì cũng rất được yêu thích vì chúng cung cấp chất dinh dưỡng để thực khách có thêm năng lượng tiếp tục công việc vào buổi chiều.
![]() Món ốc len xào dừa được thực khách yêu thích nhất
|
Bún ốc cổ 22 năm giữ chân thực khách
|
Giữ chân khách quen trong mùa dịch
Bà Phượng nói: “Ngày trước, có khi ốc len phải mua đến 10kg mới đủ phục vụ cho khách, giờ đây mình chỉ mua bằng một nửa lượng đó thôi là vừa đẹp”.
![]() Bà Phượng rất tự tin với tay nghề của mình
|
Ở quán ốc Dì Trước, lúc nào bà Phượng cũng chuẩn bị rất kỹ. Tối rửa ốc, rửa rau, ngâm qua bao lần nước, sáng hôm sau lại rửa thêm một lần nữa trước khi bán. “Mình ra chợ, thấy ốc ngon thì mình mua. Mua được 10kg thì bán 10kg, mua được 3kg thì chỉ bán từng vậy. Mình không trữ ốc vì như vậy là bán đồ không chất lượng”, bà bày tỏ. Cũng nhờ đảm bảo uy tín, chất lượng nên sau mùa dịch, quán bà luôn giữ được khách quen.
Dù công việc tất bật nhưng bà Phượng vẫn luôn niềm nở trò chuyện với khách. Những chị em bà Phượng ra phụ buôn bán cũng vui vẻ, nhiệt tình tư vấn, thậm chí còn chỉ khách phải ăn như thế nào mới đúng, mới ngon. Nên quán ốc Dì Trước lúc nào cũng đông vui như gia đình.
![]() Bà Phượng được chồng và các chị em trong gia đình giúp đỡ để có thể phục vụ cho một lượng khách lớn đến quán mỗi giờ cao điểm
|
Đến nay, quán ốc đã trở thành nguồn thu nhập chính của bà Phượng. Nhờ nó, con trai bà có thể tiếp tục việc học. Thế nhưng, bà Phượng chia sẻ dù sau này có khó khăn cũng không trọng doanh thu, không bán đồ “dởm”. “Đây đã là tâm huyết, là gia đình, là cuộc đời của mình. Mình bỏ nó mình cũng không nỡ”, bà Phượng nói.