‘Quỷ cẩu’: Vì sao bị ‘ném đá’ mà vẫn ‘đá bay’ bom tấn ‘Aquaman 2’?

Đạo diễn trẻ Lưu Thành Luân nói gì trước lo lắng ‘Quỷ cẩu’ sẽ khó chinh phục khán giả miền Bắc?
(Review) ‘Quỷ cẩu’: Phim kinh dị ‘đáng tiền’ dù còn sạn
Thu hoạch lớn từ cinetour ‘Quỷ cẩu’: Fan nữ có Quang Tuấn che chở, fan nam tuyên bố không ăn thịt chó

Có thể nói Quỷ cẩu là một trong những bất ngờ thú vị của màn ảnh đầu năm, khi bộ phim kinh dị này vượt qua bom tấn Aquaman 2 để dẫn đầu phòng vé Việt Nam khi thu về hơn 51 tỷ đồng tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, bộ phim này vẫn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, khi không ít khán giả cho rằng phim là thảm họa.

'Quỷ cẩu': Vì sao bị “ném đá” mà vẫn 'hất cẳng' bom tấn 'Aquaman 2'?
Quỷ cẩu đứng nhất BHX doanh thu phòng vé Việt
'Quỷ cẩu': Vì sao bị “ném đá” mà vẫn 'hất cẳng' bom tấn 'Aquaman 2'?
'Quỷ cẩu': Vì sao bị “ném đá” mà vẫn 'hất cẳng' bom tấn 'Aquaman 2'?
Nhiều ý kiến chê phim Quỷ cẩu

Vậy tại sao bộ phim vẫn mang về doanh thu tốt như vậy?

“Chó là bạn, không phải thức ăn” – đề tài tranh cãi thu hút sự chú ý

“Chó là bạn, không phải là thức ăn” – vẫn là vấn đề gây tranh cãi muôn thuở chưa có hồi kết. Khi luật pháp chưa có quy định cụ thể nên việc ăn thịt chó hay không là quyền của mỗi người. Quỷ cẩu là một phim kinh dị kể về một gia đình mà tất cả mọi thành viên đều làm nghề mổ chó. Phim được quảng bá là dùng yếu tố kinh dị để lên án nạn săn bắt, giết mổ và ăn thịt chó.

'Quỷ cẩu': Vì sao bị “ném đá” mà vẫn 'hất cẳng' bom tấn 'Aquaman 2'?

Câu chuyện của bộ phim đơn giản chỉ là một gia đình làm nghề giết mổ chó qua bao đời, bỗng dưng gặp phải tai họa từ nghiệp sát sinh với những hiện tượng kỳ dị. Chưa cần biết phim hay hoặc dở nhưng chọn một đề tài mà xã hội vẫn đang tranh cãi hàng ngày, quả là lựa chọn không tồi để khiến khán giả chú ý.

Nhân vật đông nhưng không thừa

Dạo gần đây, điện ảnh Việt có trào lưu sử dụng dàn diễn viên hai miền Nam – Bắc và Quỷ cẩu cũng không ngoại lệ, khi quy tụ dàn diễn viên đình đám 2 miền. Trong đó, sự xuất hiện của nghệ sĩ Vân Dung, Quốc Quân gây tò mò hơn cả vì hiếm khi họ đóng phim điện ảnh.

Các nhân vật trong phim làm tốt vai trò dẫn dắt mạch chuyện từ đau thương, nghiệt ngã tới sợ hãi, lo lắng và thúc đẩy cao trào, hé lộ những mặt trái bất ngờ. Người thì gia trưởng cay nghiệt, người thì trộm cắp đánh đề, người loạn luân, người thì nhẫn nhục đứng nhìn người thân trong nhà mình thực hiện hành vi đồi bại ấy…

'Quỷ cẩu': Vì sao bị “ném đá” mà vẫn 'hất cẳng' bom tấn 'Aquaman 2'?

Nhân vật nào cũng có đất diễn, không nhân vật nào bị “bỏ rơi” và tạo được bất ngờ. Ví dụ, nhân vật bà Nga (NSND Kim Xuân) tưởng như một bà mẹ cam chịu, xuất hiện chỉ cho đủ nhưng đến cuối cùng lại vùng lên như “con thú” để bảo vệ con trai. Hay ông Quyết – người cậu của nam chính, được mô tả khá gãy gọn hành trình ác hóa nhưng hợp lý.

Thông điệp dễ “ngấm”: nghiệp báo của ai, người ấy tự trả…

Xem phim khán giả không khó để nhận ra thông điệp ác giả ác báo, gieo nhân nào gặp quả nấy với những nhân vật xấu xa, nhưng kết cục của những kẻ đó sẽ khiến bất cứ ai cảm thấy hả hê.

Người cha là ông Mạnh làm chủ lò mổ chó – người đàn ông gia trưởng, độc đoán, có tư tưởng trọng nam khinh nữ, chết không nhắm mắt trong lúc đi giao chó.

Ông Quyết đại diện cho những người đàn ông vẫn giữ thói gia trưởng, trọng nam khinh nữ. Ông thường xuyên đày đọa người thân và muốn làm chủ mọi thứ sau cái chết của anh trai. Đây nhân vật phản diện quan trọng quyết định cho toàn bộ phim và là người phải trả giá đắt cho việc coi thường nghiệp báo.

'Quỷ cẩu': Vì sao bị “ném đá” mà vẫn 'hất cẳng' bom tấn 'Aquaman 2'?

Trong khi đó, những người phụ nữ trong nhà lại có thái độ khác nhau, phần nào tạo điều kiện cho ông Quyết được thể hiện sự độc tài của mình. Cô Thúy thì chua ngoa, đanh đá, chuyên đảm nhiệm chặt thịt chó đã bị cắt cổ chết. Dì Liễu thì luôn nhẫn nhịn chịu đựng với vai thấp cổ bé họng, phụ trách khui chó đã bị hủy dung trong nồi nước sôi.

Phương thức họ chết trong phim được sắp xếp logic, dễ hiểu khiến khán giả ngầm hiểu được việc nghiệp báo của ai người ấy tự trả, ăn miếng trả miếng. Những hình ảnh “nặng đô” như cảnh các nhân vật chết theo cách thức giống lúc họ làm thịt chó; những linh hồn nửa người nửa chó xuất hiện trong nhà, xác chết bị treo lủng lẳng như treo miếng thịt chó, cảnh lột da ếch, mổ bụng, cắt đầu cá khi được đặt trong bối cảnh u tối của Quỷ cẩu cũng tạo hiệu ứng thị giác đặc biệt, làm người xem run rẩy hoặc bất giác đưa tay lên che mặt vì sợ…

Góc nhìn: “Con người có sự lựa chọn, còn chó thì không” đã phá hỏng bộ phim?

Cư dân mạng thắc mắc rằng chó không phải là thức ăn mà là bạn, nếu vậy tại sao các loài động vật khác như gà, bò, lợn, vịt, trâu,.. lại là thức ăn? Không phải lò mổ nào cũng bắt mổ chó bị trộm mà nhập từ các trang trại kinh doanh lấy thịt thì sao? Ý kiến này cũng nhận được một sự đồng tình ủng hộ, điều này cho thấy thông điệp của Quỷ cẩu chưa thực sự thuyết phục khán giả.

Trong 1 bài chia sẻ với PLO, đạo diễn Võ Thanh Hòa chia sẻ động lực để anh sản xuất bộ phim Quỷ cẩu, anh “Chó là người bạn thân nhất của con người nhưng Việt Nam mình vẫn còn nhiều người thích ăn thịt chó. Vậy rốt cuộc chó là bạn hay là thức ăn? Tôi hi vọng Quỷ cẩu sẽ mang lại cho khán giả một câu trả lời thỏa đáng. Bởi vì đến cuối cùng, là con người, chúng ta có quyền lựa chọn, còn chó thì không phải không?”.

Kỹ xảo “3 xu” nhưng nên … “thông cảm”?

Quỷ cẩu thu về 1 lượng anti chê kĩ xảo là yếu tố tệ nhất, khi tạo hiệu ứng về ma quỷ chưa thực sự thuyết phục. Tạo hình chú “chó đội nón mê” khá tệ, các hình ảnh chú chó chống gậy được thực hiện qua loa, trông còn giả, chưa thực sự gây sợ hãi mà đôi lúc còn hài hước.

'Quỷ cẩu': Vì sao bị “ném đá” mà vẫn 'hất cẳng' bom tấn 'Aquaman 2'?
Kỹ xảo Quỷ cẩu còn hạn chế

Nhưng cũng may là bộ phim tạo không khí rùng rợn bằng các nghi thức yểm bùa trừ tà đậm chất tâm linh, hay hành động chặt thịt, cắt tiết động vật gợi cảm giác man rợ, tanh tưởi… Hay những chú chó silicon trong cảnh chặt thịt trông tưởng như “hàng thật”.

Chia sẻ với TGĐA, đạo diễn Võ Thanh Hòa cũng thừa nhận khuyết điểm này bởi những cảnh kỹ xảo thường ngốn chi phí rất lớn và với điều kiện hiện nay cho việc đầu tư một bộ phim Việt, rất khó để làm được kỹ xảo chỉn chu. Tuy nhiên, khá khen cho sự mạnh dạn của ê-kíp khi thẳng thắn đối mặt với những lời góp ý và dũng cảm đưa vào phim cảnh kỹ xảo đồ họa để thể hiện hết ý đồ của bộ phim.

'Quỷ cẩu': Vì sao bị “ném đá” mà vẫn 'hất cẳng' bom tấn 'Aquaman 2'?
Ý kiến của khán giả về kỹ xảo

Đánh giá chung, bộ phim có sự đầu tư khá chỉn chu cả về hình ảnh, âm thanh và kịch bản. Lấy cảm hứng từ câu chuyện dân gian Việt Nam, sáng tạo và phát triển thành một đề tài với góc nhìn mới mẻ, đa dạng nhằm truyền tải mặt tối của con người trong xã hội và phê phán những tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”.

Phim theo kịp yếu tố thời sự và sát thực tế, thông điệp còn gây nhiều tranh cãi nhưng cũng phần nào thấy được sức ảnh hưởng dẫn tới sự thành công trong việc trở thành vấn đề bàn tán của công chúng dành cho bộ phim này.