Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng nói gì về thông tin ca sĩ Khánh Phương nói trong cuộc livestream?

Sở Tư pháp Lâm Đồng không có chức năng xác minh ca sĩ Khánh Phương có hay không có tài sản ở Lâm Đồng, nhưng khi xuất hiện có giao dịch tài sản, sẽ lập tức ngăn chặn.

Trưa 7-10, một lãnh đạo của Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã có trả lời với Báo Người Lao Động liên quan đến băn khoăn của ca sĩ Khánh Phương trong việc tỉnh này ra văn bản ngăn chặn giao dịch tài sản của ca sĩ này trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(“div-gpt-ad-1695800950411-0”); });

Trước đó, tối 6-10, ca sĩ Khánh Phương có cuộc livestream được cho là “Lời tâm sự chân thật nhất”. Trong nội dung cuộc livestream này, Khánh Phương nói: “Gần đây Khánh Phương được biết tỉnh Lâm Đồng có đưa ra 1 quyết định giống như là ngăn chặn giao dịch tài sản của Khánh Phương thuộc địa bàn quản lý của tỉnh Lâm Đồng. Nhưng mà Khánh Phương xin thưa là Khánh Phương chẳng có 1 tài sản gì ở Lâm Đồng hết…”.

Trả lời về nội dung này, một lãnh đạo của Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cho rằng việc ban hành văn bản yêu cầu tạm dừng giao dịch tải sản của ông Phạm Khánh Phương cùng 11 người và 1 doanh nghiệp, cũng như xác minh giao dịch tài sản của những người này là thực hiện theo yêu cầu phối hợp của Công an TP Hà Nội trong điều tra vụ án. “Việc Khánh Phương nói có hay không có tài sản ở Lâm Đồng thì đó là việc của Khánh Phương. Sở không có chức năng xác minh anh ấy có hay không. Tuy nhiên, nếu xuất hiện giao dịch tài sản nghi là của những người này thì Sở sẽ lập tức yêu cầu các văn phòng công chứng tạm dừng, không thực hiện thủ tục giao dịch trên địa bàn như văn bản đã ban hành” – vị lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng nói.

Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng nói gì về thông tin ca sĩ Khánh Phương nói trong cuộc livestream?
Văn bản của Sở Tư pháp Lâm Đồng về việc tạm dừng giao dịch tài sản của các tổ chức cá nhân

Tuy nhiên, trong cuộc livestream tối qua, ca sĩ Khánh Phương cho rằng: “Có 1 vài trang thông tin dựa vào cái đó (văn bản của Sở Tư pháp Lâm Đồng – PV) đưa ra những cái tít kiểu như là “Khánh Phương bị cấm giao dịch vì liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt”. Họ chỉ ghi như vậy thì họ làm rất dễ gây hiểu lầm là Khánh Phương giống như là liên quan đến chuyện lừa đảo vậy. Trong khi Khánh Phương có lừa ai được đồng nào đâu. Trong vụ án này, trong vấn đề này Khánh Phương còn là người đang chịu thiệt thòi nữa. Không biết vô tình hay cố ý nhưng họ ghi như vậy thì ảnh hưởng rất nhiều đến danh dự, uy tín và danh tiếng của Khánh Phương”.

Vị lãnh đạo Sở Tư pháp Lâm Đồng cũng đã cung cấp văn bản số 9045/CSKT (Đ2) được đại tá Chu An Thanh, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, ký ngày 26-9 gửi đến sở Tư pháp các tỉnh, thành phố.

Theo văn bản này, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết đang điều tra, xác minh vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số 496/QĐ-CSKT-(Đ2) ngày 30-8-2023.

Để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội gửi công văn đến sở Tư pháp các tỉnh, thành phố (không riêng gì tỉnh Lâm Đồng), đề nghị rà soát và tạm dừng biến động các tài sản đứng tên các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ án.

Trong số 12 cá nhân được Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội nhắc đến trong văn bản gửi sở Tư pháp các tỉnh, thành phố có tên ông Phạm Khánh Phương, sinh ngày 4-11-1981, thường trú phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP HCM. Còn 1 tổ chức được nhắc đến là Công ty CP đầu tư Nam Nhật Khang, ở phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM, có mã số doanh nghiệp 0317497398, do ông Phạm Khánh Phương là người đại diện pháp luật.

Theo Hồng Ánh – Trường Nguyên (Nld.com.vn)



(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});