Một trong những thay đổi quan trọng kể từ ngày 1/7/2024 là khách hàng vay tiêu dùng không cần phải trình phương án sử dụng vốn khả thi. Vậy khách hàng cần lưu ý gì khi có nhu cầu vay tiêu dùng?
Thông tư 12/2024/TT-NHNN (Thông tư 12) của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 39/2016/TT-NHNN (Thông tư 39).
PubMatic.showAd({
“pubId”:161363,
“siteId”:965680,
“adId”:5953107,
“width”:300,
“height”:250,
“kadUsPrivacy”:””,
“kadschain”:”1.0,1!pubmatic.com,161363,1″,
“kadGdpr”:””,
“kadGdprConsent”:””,
“kadloc” : “”,
“kadpageurl” : encodeURIComponent(window.location.href),
});
Một trong những thay đổi quan trọng được quy định tại Thông tư 12, quy định về khoản vay có giá trị nhỏ là không vượt quá 100 triệu đồng.
Đáng chú ý, khách hàng vay vốn khoản vay có giá trị nhỏ không cần phải trình phương án sử dụng vốn khả thi.
Cụ thể, khoản 7 Điều 24 quy định TCTD phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu, dữ liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của khách hàng, mục đích sử dụng vốn hợp pháp trước khi quyết định cho vay, trừ khoản cho vay có mức giá trị nhỏ.
Tuy nhiên, để phòng tránh nợ xấu, Thông tư 12 cũng quy định một số yêu cầu đối với các khoản vay có giá trị nhỏ. Tại điểm c khoản 2 của Điều 22 quy định:
Đối với các khoản cho vay có mức giá trị nhỏ, TCTD có biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết và trả nợ của khách hàng, đảm bảo khả năng thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận. Quy định này cũng được áp dụng cho khoản vay có giá trị lớn.
Ngoài ra, Điều 24 của Thông tư quy định đối với khoản cho vay có mức giá trị nhỏ, TCTD phải có tối thiểu thông tin về mục đích sử dụng vốn hợp pháp, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay.
Thông tư 12 đã phần nào “cởi trói” cho hoạt động vay tiêu dùng bởi các khoản vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ dưới 100 triệu đồng.
Mặc dù vậy, những quy định kèm theo của Thông tư cũng khiến cho người vay phải có trách nhiệm với khoản vay, nhằm đảm bảo hạn chế tình trạng nợ xấu.
Theo bà Nguyễn Linh Phương – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) – những thay đổi này giúp khách hàng tiếp cận các khoản vay nhỏ một cách dễ dàng hơn, từ đó hạn chế được tín dụng đen trên thị trường.
Nói về quy định vay tiêu dùng không cần phải chứng minh phương án sử dụng vốn, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định đây không phải là quy định lỏng lẻo mà thật ra là muốn đẩy mạnh tài chính tiêu dùng; tạo thuận lợi thực sự cho người dân tiếp cận với vốn tiêu dùng, nhất là người dân ở vùng sâu vùng xa, người có thu nhập thấp.
“Thông tư 12 chắc chắn sẽ tạo thuận lợi cho vay tiêu dùng bởi vay tiêu dùng thường là những khoản nhỏ lẻ dưới 100 triệu đồng”, ông Tú nói.
Cho vay tiêu dùng hiện nay chiếm khoảng 20% tổng dư nợ của toàn ngành, tương đương 2,8 triệu tỷ đồng. 16 TCTD (bao gồm ngân hàng và công ty tài chính) có dư nợ cho vay tiêu dùng lớn nhất đang triển khai tới 30 sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Theo Phó Thống đốc, việc vừa phải tạo thuận lợi cho người vay nhưng vẫn phải đảm bảo thu hồi được vốn là bài toán buộc các ngân hàng thương mại phải cân nhắc, lựa chọn hài hoà.
Việc đưa ra các giải pháp thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng lành mạnh, hiệu quả và bền vững là rất cần thiết, góp phần thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: “phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng vay tiêu dùng, có mức lãi suất hợp lý, góp phần ngăn chặn “tín dụng đen”.
Theo Tuân Nguyễn (VietNamNet)
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});