Mở cửa phiên giao dịch chính thức ngày 3/10 trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ (tối 3/10 giờ Việt Nam), cổ phiếu VinFast Auto (VFS) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm phiên thứ 3 liên tiếp, xuống dưới 10 USD/cp, mức thấp nhất kể từ khi lên sàn Nasdaq của Mỹ hôm 15/8.
googletag.cmd.push(function() { googletag.display(“div-gpt-ad-1695800950411-0”); });
Cụ thể, tính tới 20h30 ngày 3/10 (giờ Việt Nam), cổ phiếu VFS giảm gần 4% so với phiên liền trước, xuống 9,5 USD/cp.
Với mức giá hiện tại, vốn hóa của VinFast Auto (VFS) xuống dưới ngưỡng 22 tỷ USD, thấp hơn mức định giá ban đầu khi sáp nhập với Black Spade (23 tỷ USD). Mức vốn hóa này giảm gần 90% so với đỉnh hồi cuối tháng 8.
Với mức vốn hóa này, hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng thứ 21 trong các hãng xe ô tô trên thế giới. Nếu chỉ tính các hãng xe điện, VinFast đứng thứ 4 sau hãng xe Tesla của tỷ phú Elon Musk (tính tới 3/10 có vốn hóa 779 tỷ USD); BYD của Trung Quốc (92,7 tỷ USD) và Li Auto của Trung Quốc (34,5 tỷ USD).
VinFast cũng xếp sau hãng xe Tata Motors của Ấn Độ, hãng SAIC Motor của Trung Quốc và dưới hãng Kia của Hàn Quốc.
Thanh khoản cổ phiếu VinFast trên sàn Nasdaq trong vài phiên gần đây tăng mạnh, lên vùng 5-7 triệu đơn vị/ngày, nhưng còn thấp hơn nhiều so với mức 10-20 triệu đơn vị/phiên những ngày sôi động hồi cuối tháng 8.
Trong phiên 2/10, VinFast ghi nhận thanh khoản đạt hơn 6,83 triệu đơn vị.
Đầu phiên giao dịch 2/10 (giờ Mỹ), Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã công bố bản chào bán hơn 75 triệu cổ phiếu của các cổ đông VinFast ra công chúng có hiệu lực.
Cụ thể, theo bản đăng ký, tổng cộng, nhóm cổ đông của VinFast sẽ đưa ra hơn 75,7 triệu cổ phiếu phổ thông. Đây là một số lượng cổ phiếu cao gấp 17 lần so với 4,5 triệu cổ phiếu VFS niêm yết (trong tổng cộng hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS đang lưu hành).
Cũng theo kế hoạch, 2 công ty đầu tư riêng của ông Phạm Nhật Vượng (là VIG và Asian Star) sẽ đưa ra thị trường 46,29 triệu cổ phiếu VinFast, tương đương khoảng 2% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tiền sẽ được dùng tái đầu tư cho VinFast theo như cam kết của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Vingroup.
Với việc cổ phiếu VFS xuống 9 USD, dự cảm của CEO Lê Thị Thu Thủy đã thành sự thật.
Trong buổi họp báo sau khi VinFast chào sàn, bà Thu Thủy cho biết, trước đó, khi đi hỏi các ngân hàng đầu tư, hầu hết đều nói là cổ phiếu sẽ đỏ, tức là VFS sẽ giảm xuống dưới 10 USD/cp trong phiên đầu tiên.
Lãnh đạo VinFast và các cộng sự ban đầu chỉ tin sẽ đạt vốn hóa trên 23 tỷ USD, “nhưng không ngờ tới 85 tỷ USD” (tương đương cổ phiếu VFS ở mức trên 37 USD).
Thị trường xe điện thế giới ghi nhận sự cạnh tranh ngày ngày càng khốc liệt.
Hãng Kia của Hàn Quốc vừa cho ra đời mẫu xe điện mới Kia EV9, với giá khởi điểm 54.900 USD (1,34 tỷ đồng) tại Bắc Mỹ, thấp hơn nhiều so với mức 83.000 USD của VinFast VF 9.
Tại thị trường Ấn Độ, theo tờ báo kinh tế Economic Times, VinFast đang cân nhắc thành lập một nhà máy sản xuất ô tô ở đây. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường mà hãng xe BYD của Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện. Hãng xe Trung Quốc cũng đang dẫn đầu thị trường xe điện Đông Nam Á.
Theo Mạnh Hà (VietNamNet)
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});