‘Vụng trộm không thế giấu’ và những tranh cãi ẩn sau lớp vỏ tình yêu ngọt ngào

‘Yêu thầm’ không phải đề tài mới mẻ, nhưng luôn là đề tài thu hút đối với khán giả, bởi lẽ những xúc cảm bồi hồi, nhung nhớ mà nó mang lại dường như là điều ai cũng từng trải qua trong đời, nhất là ở độ tuổi thiếu niên. Do đó, những bộ phim xoay quanh chủ đề này thường dễ nhận được sự đồng cảm và chào đón của khán giả. Vừa hay, Vụng trộm không thể giấu là một trường hợp như vậy.

'Vụng trộm không thế giấu' và những tranh cãi ẩn sau lớp vỏ tình yêu ngọt ngào
Vụng trộm không thể giấu xoay quanh quá trình từ yêu thầm đến kết hôn của nữ sinh trung học Tang Trĩ

Dẫu vậy, thiếu niên – độ tuổi tình cảm ‘yêu thầm’ dễ đâm chồi nảy lộc cũng là độ tuổi ‘vị thành niên’. Do đó, bất cứ bộ phim nào xuất hiện tình tiết yêu đương ở độ tuổi này cũng cần được xử lý khéo léo, nhất là khi một trong hai nhân vật chính của ‘mối tình’ đã bước sang lứa tuổi ‘thành niên’. Hiển nhiên, Vụng trộm không thể giấu vừa hay nằm trong phạm vi này với nữ chính Tang Trĩ đang học trung học và nam chính Đoàn Gia Hứa là sinh viên đại học.

Phim tình yêu giữa hai nhân vật khác biệt về lứa tuổi rất cần một ‘giới hạn’ thích đáng

Với tình huống này, bất kể biên kịch, đạo diễn hay diễn viên đều cần nắm bắt đúng ‘lằn ranh’ giới hạn giữa hai nhân vật. Bởi lẽ, trẻ vị thành niên có thể ‘rung động’ trước một người trưởng thành, nhưng người trưởng thành không nên có các hành vi ‘dụ dỗ’, ‘quyến rũ’ trẻ vị thành niên, thậm chí cần tự mình giữ khoảng cách thích hợp. Nguyên do là vì thậm chí kể cả khi những hành vi ‘dụ dỗ’ chưa thành công, người xem cũng dễ cảm thấy nhân vật có ‘khuynh hướng phạm tội’ với trẻ em, từ đó nảy sinh ‘phản cảm’.

Lằn ranh nào cho tình yêu giữa trẻ vị thành niên Tang Trĩ và người trưởng thành Đoàn Gia Hứa?

Sau gần 20 tập đã lên sóng, đoàn phim Vụng trộm không thể giấu cho thấy họ không những hoàn toàn không thèm quan tâm đến ‘giới hạn’ này, mà còn không ít lần đạp lên ‘lằn ranh’ đạo đức cũng như pháp luật. Biên kịch bất chấp độ tuổi nam nữ chính, liên tục để hai người xưng hô ‘anh trai – em gái’ theo hướng ‘mờ ám’, còn sáng tác cho người trưởng thành Đoàn Gia Hủ nhiều lời thoại mang tính chất ‘chọc nghẹo’ quá đà đối với cô bé vị thành niên Tang Trĩ.

Nam chính liên tục chọc ghẹo Tang Trĩ ở độ tuổi học sinh trung học

Để phối hợp với bầu không khí ‘ái muội’ do biên kịch tạo dựng, đạo diễn còn để Đoàn Gia Hủ có nhiều hành động tiếp xúc thân mật với cô bé nữ sinh trung học như xoa đầu, đội mũ, áp nước lạnh vào má, bất ngờ ghé sát… phối hợp với ánh sáng ngược mông lung mờ ảo, hiệu ứng slowmotion và nhạc nền lãng mạn. Áp dụng mọi công thức tạo dựng bầu không khí yêu đương thường thấy, nhưng Vụng trộm không thể giấu chỉ làm khán giả thấy ‘sởn da gà’ khi nhớ ra Tang Trĩ chưa đủ 18 tuổi.

Fan hâm mộ của Triệu Lộ Tư cũng cho rằng đợi đến tập ‘nữ chính lên đại học’ thì phim mới hay, bởi lẽ khi ấy Tang Trĩ đã đủ 18 tuổi.

Ngoài vấn đề vượt lằn ranh tế nhị về độ tuổi trong yêu đương đến mức ‘có khuynh hướng phạm tội’, Vụng trộm không thể giấu còn nhận nhiều phản ứng phẫn nộ khi xây dựng nữ phụ Khương Dĩnh – từ con gái của người bị bố nam chính gây tai nạn chết – vốn là người bị hại, thành một nhân vật nữ đáng ghét chỉ biết làm loạn, bắt nam chính Đoàn Gia Hứa ‘lấy thân chuộc tội’ hộ bố.

Nữ phụ Khương Dĩnh bị xây dựng như kẻ điên, trong khi cô là người bị hại đáng được đồng tình

Theo bạn Vụng trộm không thể giấu có phải là một bộ phim gây tranh cãi?

Exit mobile version