Yếu tố “ít ai ngờ” này có thể đánh mạnh vào hệ miễn dịch của bạn

Có thể nói rằng hầu hết tất cả các bệnh xuất hiện đều là do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, mà trong đó mấu chốt chính là yếu tố “ít ai ngờ”: cảm xúc!

Hầu như tất cả các loại bệnh xuất hiện đều do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch và một trong những yếu tố chính là “cảm xúc”. (Ảnh: Rawpixel.com/ Shutterstock)

Cảm xúc là một trong những nguyên nhân lớn nhất của bệnh tật

Cấu trúc cơ thể người rất huyền diệu và ẩn chứa một hệ thống miễn dịch vô cùng tinh vi. “Hệ thống miễn dịch” được đề cập ở đây bao gồm khả năng tự chẩn đoán, tự sửa chữa và tái tạo, v.v. 

Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 7 loại cảm xúc hàng đầu có liên quan mật thiết với hệ thống miễn dịch bao gồm: tức giận, buồn bã, sợ hãi, trầm cảm, thù địch, nghi ngờ và mất kiểm soát theo mùa (chẳng hạn như tranh chấp và xích mích thường xuyên vào mùa hè, hay xuất hiện trạng thái uất ức vào mùa đông).

Trung y còn có thuật ngữ gọi là “thất tình”, cũng là nói tới 7 trạng thái của tinh thần bao gồm: vui, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ và kinh (hoảng loạn). Mà “thất tình” lại thuộc về ngũ tạng. Trong ‘Hoàng Đế Nội Kinh’ có đề cập rằng “Cơ thể có ngũ tạng, mà ngũ tạng này lại sinh ra ngũ khí, tức là sinh ra hỷ, nộ, bi, ưu, khủng”. Cho nên những kích thích tình cảm đột ngột, mạnh mẽ hoặc lâu dài, khi chúng vượt quá phạm vi hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể con người thì sẽ dẫn đến các rối loạn chức năng và bệnh tật.

Trung y cho rằng: Thận kiểm soát sự sợ hãi, gan tích tụ sự tức giận và phổi tích tụ nỗi buồn… Các vấn đề về cảm xúc khác nhau có thể dẫn đến những tổn thương nội tạng khác nhau. Ví dụ, phụ nữ dễ bị tăng sản tuyến vú nếu thường xuyên tức giận; căng thẳng và gắng sức có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa; những người thường xuyên cảm thấy không thỏa mãn cảm xúc thì dễ bị các bệnh về phụ khoa; luôn trong trạng thái khẩn trương hay cố gắng hết sức lại thường mắc các bệnh về dạ dày; khi cảm thấy không vừa ý thì dễ dàng mắc chứng đau nửa đầu; còn những người thiếu tự tin và thiếu quyết đoán thì dễ mắc bệnh tiểu đường.

Sự tích tụ của những cảm xúc tiêu cực có thể tạo thành một cơn bão suy giảm sức khỏe

Căng thẳng, áp lực, ủy khuất, bất bình, tức giận đều tích tụ trong cơ thể, có thể não sẽ tạm thời quên nhưng cơ thể sẽ lại luôn ghi nhớ. Và khi tích tồn về lâu dài, thì một ngày nào đó có thể xảy ra một cơn bão miễn dịch, thậm chí có thể hủy diệt sự sống của con người.

Con người hiện đại ngày càng dễ mắc các loại bệnh tật, thậm chí đã phải chi rất nhiều tiền cho việc giữ gìn sức khỏe mà quên rằng thân, tâm, thần là một thể thống nhất. Vì vậy, theo kinh nghiệm trong y học của Tây y, vẫn có rất nhiều bệnh phát sinh đột ngột và không thể điều trị cụ thể.

Một bác sĩ đã từng kể về trường hợp như thế này: Có một phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối mà không có dấu hiệu báo trước. Sau khi kết hôn, cô ấy sống với nhà chồng, mặc dù gia đình chồng đối xử rất tốt với cô nhưng cô vẫn mong có được một không gian của riêng mình. Cho nên cô đã nhiều lần nói với chồng rằng mình muốn dọn ra ở riêng nhưng đều bị từ chối.

Cô luôn mong muốn có được một không gian của riêng mình. Cho nên cô đã nhiều lần nói với chồng rằng mình muốn dọn ra ở riêng nhưng đều bị từ chối. (Ảnh minh họa: fizkes/ Shutterstock)

Sau đó, cô đành phải cam chịu số phận và dần dần cũng không còn đề cập về nó nữa cho đến khi cô mắc bệnh ung thư phổi. Lúc cô được chẩn đoán thì đã ở giai đoạn cuối. Rất may là gia đình cô rất khá giả về tài chính, cho nên ngoài việc được điều trị bằng Tây y, gia đình còn giúp cô tìm đến một nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng.

Khi nhà trị liệu tâm lý hỏi cô trong một buổi trị liệu thôi miên, mong muốn lớn nhất trong cuộc đời cô là gì? Cô bình tĩnh trả lời: “Tôi mong có một mái ấm của riêng mình, chỉ ở với chồng con, không cần lớn lắm, không cần lâu, chỉ vài tháng thôi.”

Cho nên có thể nói, những cảm xúc tiêu cực bị kìm nén, dù không nhìn thấy, không cảm thấy được nhưng chúng sẽ vô tình bào mòn sức khỏe của chúng ta.

Bệnh tật không những không thể chữa khỏi mà còn là cội nguồn của cảm xúc

Một vị bác sĩ đã từng cho biết: Hơn 1/3 số bệnh nhân đến bệnh viện khám bệnh hiện nay đều là mắc bệnh tâm thần và chỉ có chưa đến 1/3 là bệnh thực thể, hơn nữa bệnh thực thể cũng đều có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý. Do đó, không thể chỉ dựa vào mô hình y tế để điều trị cho những bệnh nhân này mà phải điều trị từ 3 cấp độ chính là tâm lý, sinh học và xã hội.

Ở tình trạng sức khỏe yếu, bạn cần cảnh giác và chú trọng tăng cường hệ miễn dịch. Biết cách chăm sóc cơ thể không chỉ có nghĩa là kiếm thật nhiều tiền để sống trong một ngôi nhà nguy nga và ăn những món cao lương mĩ vị, mà còn phải biết quan tâm đến cảm xúc của mình, lắng nghe tín hiệu từ cơ thể, thấu hiểu trái tim và vượt qua bản thân. Nếu không, mọi thứ đều là vô nghĩa nếu không có sức khỏe.

Nếu sự mệt mỏi tích tụ đến một mức độ nhất định, bạn cần thư giãn và nghỉ ngơi. Nếu các cảm xúc như vui, giận, buồn lên đến điểm tới hạn, thì bạn cần biết khi nào nên kiềm chế, khi nào nên giải tỏa và khi nào là nên buông bỏ hay tha thứ. Tóm lại là cần cố gắng đạt được sự cân bằng cho cơ thể, và sau đó là “tiêu hóa” những cảm xúc xấu này để lấy lại sức khỏe.

Thiền có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng

Trong xã hội hiện đại với đầy áp lực, nhiều người cảm thấy vô cùng đau khổ về tình cảm, lo lắng và trầm cảm. Đây đều là những vấn đề sức khỏe tâm thần rất phổ biến, và các loại bệnh thậm chí còn gây chú ý hơn đối với chúng ta.

Tiến sĩ Joseph Mercola, một chuyên gia sức khỏe nổi tiếng người Mỹ, đã phân tích cơ chế tâm lý của sự lo lắng và chỉ ra rằng để tăng cường khả năng chịu đựng những điều không chắc chắn, thì thực hành thiền định là một phương pháp vô cùng an toàn, rẻ tiền và hiệu quả. Đặc biệt chính là chúng ta sẽ không cần phải dùng đến thuốc. 

Ông cho rằng thiền định không ngừng đánh thức sự chú ý của con người, khiến con người toàn tâm toàn ý sống trong hiện tại, giảm lo lắng do bất trắc gây ra, cải thiện khả năng tập trung và nhận thức tinh thần, nhờ đó có thể giúp giải tỏa căng thẳng và lo lắng.

Bernie Segel, bác sĩ phẫu thuật tại Trường Y Yale, Hoa Kỳ, cũng tin rằng: “Thiền định là một hành động làm thư giãn tâm trí, có thể chữa khỏi bệnh AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) và ung thư, mà đây đều là những căn bệnh nan y”.

Sau 5 năm nghiên cứu, một giáo sư tại Đại học Harvard và Tiến sĩ Harry của Đại học Maryland cũng đã chỉ ra: “Thiền định có thể cải thiện đáng kể mức độ hormone của thị lực, huyết áp và các chức năng nhận thức khác. Nó cũng có thể điều trị nhiều bệnh nan y, bệnh tim và viêm khớp.”

Trong Y học cổ truyền Trung Quốc cũng nhấn mạnh, cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Các trạng thái cảm xúc như lo lắng và sợ hãi quá mức đều có thể gây ra các triệu chứng khó chịu về thể chất. Mà thiền định lại là liệu pháp có thể khiến con người bình tĩnh và ổn định, từ đó đạt được hiệu quả loại bỏ bệnh tật.

Trong cuốn sách của triết gia Trang Tử có ghi chép rằng Hoàng Đế từng hỏi Quảng Thành Tử về đạo trường sinh, khi ấy Quảng Thành Tử đã nói: “Không thấy không nghe, giữ thần an tĩnh, tĩnh lặng thanh tịnh, không động tâm thì có thể trường thọ. Mắt không thấy, tai không nghe, lòng không biết, chính là thuật trường thọ.” Trí tuệ của người Trung Quốc cổ đại cho chúng ta biết rằng thiền định có thể khai mở trí tuệ, tăng trưởng trí tuệ, nuôi dưỡng cơ thể và kéo dài tuổi thọ.

Loại bỏ tạp niệm, thả lỏng thân tâm, mỗi ngày ngồi tĩnh tọa 1 hoặc 2 lần, mỗi lần từ 15 phút đến nửa tiếng, hay cũng có thể tăng dần đến 1 tiếng, sẽ làm cho tâm tĩnh, khí huyết lưu thông, tăng cường khả năng miễn dịch, và giúp hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính khác nhau.

Thiền định có thể khiến con người bình tĩnh và đạt được hiệu quả khỏi bệnh. Hình ảnh các học viên Pháp Luân Công tại Toronto, Canada, luyện tập bài thiền định. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Nếu không thể tĩnh tâm, bạn cũng có thể cố gắng tập trung vào hơi thở của mình, kết hợp nó với một bản nhạc êm dịu thuần chính hoặc nhạc hướng dẫn cụ thể các bài tập thiền, thì sẽ giúp bạn ổn định hơn về mặt cảm xúc. Tĩnh tâm ngồi tĩnh tọa, càng ngồi thì càng khỏe mạnh.



Nguồn bài viết

Exit mobile version