Trẻ quá béo có thể dậy thì sớm 

Các chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên cho con ăn chế độ Địa Trung Hải, ngoài việc ngăn ngừa dậy thì sớm, thì chế độ ăn này còn có thể bảo vệ hệ tim mạch và có lợi cho sức khỏe mọi mặt của cơ thể. 

dậy thì sớm
Dậy thì sớm có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống của trẻ. (Ảnh: Roman Chazov/ Shutterstock)

Tờ ‘Liberty Times’ trích dẫn bài đăng của chuyên gia Xu Yuzhen với tiêu đề “Lớp học sức khỏe của chuyên gia dinh dưỡng Ivy”. Bài viết chỉ ra rằng dậy thì sớm đề cập đến sự phát triển của ngực, lông ở bộ phận sinh dục, ở nách và thậm chí là có kinh nguyệt trước 8 tuổi đối với các bé gái. Ở bé trai trước 9 tuổi thì xuất hiện sự phát triển của các đặc tính sinh dục phụ như tinh hoàn to ra, dương vật phát triển và giọng nói thay đổi. 

Căn nguyên là do ngoài việc bị béo phì ở trẻ em và hormone môi trường, thì nó cũng liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn quá nhiều đồ ăn vặt, đồ chiên rán và đồ ngọt không tốt cho sức khỏe, có thể dễ dẫn đến béo phì và khiến trẻ dậy thì sớm. Đặc biệt, việc dậy thì sớm ở bé gái có liên quan đến nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở tuổi trưởng thành và ung thư vú sau mãn kinh.

Làm thế nào để ngăn ngừa dậy thì sớm?

Chuyên gia Xu Yuzhen cho biết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm ăn vặt, kiểm soát cân nặng tốt, ăn ít thịt đỏ, ăn nhiều thịt trắng, cá biển sâu, đồng thời tăng lượng chất xơ đều là những cách tốt để ngăn ngừa dậy thì sớm. 

Một số chuyên gia cho rằng trẻ em có thể thực hiện các quy tắc ăn kiêng Địa Trung Hải ngay từ khi còn nhỏ, điều này không chỉ có thể ngăn ngừa dậy thì sớm mà còn giúp bảo vệ hệ thống tim mạch và duy trì sức khỏe tốt.

Chế độ ăn Địa Trung Hải có những đặc điểm sau:

1. Ăn đủ trái cây và rau quả

(Ảnh: monticello/ Shutterstock)

Ăn 3 khẩu phần rau và 2 khẩu phần trái cây mỗi ngày. 1 khẩu phần rau tương đương với nửa bát rau nấu chín, 1 khẩu phần trái cây là gần đầy bát. Trái cây và rau tươi có thể cung cấp lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất rất dồi dào. 

Ngoài ra, hóa thực vật Phytochemical, những hợp chất tự nhiên có sẵn trong các loài thực vật, sẽ giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ các gốc tự do và các chất gây viêm. Không những vậy, ăn nhiều trái cây và rau quả, còn tăng lượng chất xơ giúp trì hoãn thời kỳ đau bụng kinh.

2. Chọn ngũ cốc nguyên hạt

(Ảnh: Nopparat Promtha/ Shutterstock)

Ngoài ra, còn cần thay thế các loại tinh bột đã tinh chế như gạo trắng, mì trắng và bánh mì nướng trắng bằng ngũ cốc nguyên hạt ít tinh chế hơn, chẳng hạn như gạo lứt, gạo ngũ cốc, bột yến mạch, khoai lang, bí ngô, mì kiều mạch và bánh hấp làm từ lúa mì nguyên cám. 

Những loại ngũ cốc này có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin nhóm B và các loại khoáng chất. Đồng thời nó còn giúp cơ thể ổn định lượng đường dao động trong máu, giảm hình thành mỡ trong cơ thể, ít gây cảm giác đói và rất tốt cho việc kiểm soát cân nặng.

3. Ăn cá, động vật có vỏ và hải sản khác ít nhất 2 lần/tuần

(Ảnh minh họa: Jacek Chabraszewski/ Shutterstock)

Trẻ nên được ăn cá và hải sản biển sâu ít nhất 2 lần/tuần, thay thế thịt như một nguồn protein trong bữa ăn. Axit béo chất lượng cao và ion kẽm phong phú trong loại thực phẩm này có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, không dễ gây béo phì, đồng thời nó còn giúp bảo vệ hệ thống tim mạch. 

Cá biển sâu bao gồm cá thu, cá hồi, cá mòi, cá tuyết, cá thu đao và cá ngừ, v.v. Hãy chắc chắn chọn những loại không bị ô nhiễm kim loại nặng. Nếu lo lắng về việc tích tụ các chất ô nhiễm, bạn có thể loại bỏ da và nội tạng của chúng.

4. Ăn vừa phải các sản phẩm từ sữa, trứng và thịt trắng

trứng luộc
(Ảnh: pbd Studio/ Shutterstock)

Các sản phẩm từ sữa rất giàu giá trị dinh dưỡng, chứa protein chất lượng cao, vitamin B2, vitamin D, canxi, magie và các thành phần khác rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Các loại thịt trắng như gà, vịt, ngỗng, trứng cũng là nguồn thực phẩm cung cấp đạm chất lượng cao. Có thể cho trẻ ăn 1 quả trứng mỗi ngày và ăn thịt tươi có kích thước và độ dày bằng lòng bàn tay trong mỗi bữa ăn.

Ngoài ra, mặc dù ức gà là thịt trắng nhưng khi chúng đã được chiên ngập dầu thì không nên ăn. Tất nhiên, không có vấn đề gì nếu ăn gà luộc. Có thể nói rằng: Không chỉ bản thân nguyên liệu, mà phương pháp nấu nướng cũng là một vấn đề lớn rất quan trọng.

5. Ăn ít thịt đỏ và thực phẩm chế biến quá kỹ

Các loại thịt đỏ như lợn, bò, cừu rất giàu chất sắt. Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức sẽ tỷ lệ thuận với dậy thì sớm và nhiều bệnh ung thư. Cho nên hãy ăn ít thịt đỏ, khoảng 4-6 bữa một tuần, và ăn thịt tươi sẽ là tốt hơn. Bên cạnh đó cố gắng ăn ít xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, thịt khô và các loại thịt đã qua chế biến khác.

Chuyên gia Xu Yuzhen giải thích rằng khi còn nhỏ mà trẻ ăn quá nhiều loại thịt đỏ nói trên (hơn 2 lần/ngày) sẽ khiến trẻ dậy thì sớm hơn, trong khi các loại protein động vật khác không có tác dụng gì. Ngoài ra, lượng thịt đỏ nạp vào của các cô gái ở tuổi vị thành niên là có liên quan đến tiền mãn kinh. Nguy cơ mắc ung thư vú cũng có mối tương quan thuận.

6. Ăn nho, việt quất hoặc nho khô ở mức độ vừa phải

quả mọng, việt quất
(Ảnh: Shutterstock)

Các loại trái cây này rất tốt cho sức khỏe của hệ tim mạch.

7. Dùng dầu ô-liu và hạt quả hạch

hạt ăn vặt
(Ảnh: Dionisvera/ Shutterstock)

Dầu ô-liu rất giàu Omega-9 (axit béo không bão hòa đơn), polyphenol, giúp bảo vệ hệ tim mạch và ngăn ngừa ung thư vú. Bạn có thể sử dụng dầu ô liu để nấu ăn hoặc phết bánh mì khi nấu ăn tại nhà.

Các loại hạt bao gồm hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt dẻ cười, vừng và hạt bí. Tất cả đều rất giàu Omega-3 (axit béo không no), khoáng chất hay vitamin, cũng đồng thời cung cấp dầu rất tốt. Do đó nên ăn 1-2 thìa một ngày, không ăn quá nhiều.



Nguồn bài viết