Khi cơ thể đã bắt đầu “lên tiếng cảnh báo” thì dù chỉ là một dấu hiệu nhỏ cũng cần phải thật sự chú ý. Đặc biệt nếu ở chân có những dấu hiệu này thì đừng xem thường, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư.
Một cô bé 6 tuổi, cảm thấy chân rất đau trong một thời gian dài, nhưng gia đình không coi trọng điều đó và cho rằng đó là “cơn đau do xương phát triển”. Tuy nhiên, theo thời gian, triệu chứng đau chân của cô bé không hề thuyên giảm mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí sau 2 tháng, một cục u lớn đã xuất hiện ở chân. Lúc này gia đình mới bắt đầu chú ý và đưa em đến bệnh viện để điều trị.
Khi tiến hành chụp MRI và làm xét nghiệm sinh thiết khối u, em được chuẩn đoán là mắc ung thư xương. Sau hàng loạt các phương pháp điều trị, hiệu quả đều không hề khả quan, các triệu chứng đã ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và xuất hiện những cơn đau rất khủng khiếp.
Trước tình trạng nghiêm trọng này, các bác sĩ đã đề xuất phương án cuối cùng là cắt cụt chi trước khi khối ung thư lan rộng. Kết quả này khiến gia đình cảm thấy rất tuyệt vọng và đau đớn, nhưng để cứu mạng em, họ buộc phải ký vào giấy đồng ý.
Trên lâm sàng cũng có rất nhiều trường hợp như cô bé đáng thương này. Nhiều bậc cha mẹ đều cho rằng cơn đau ở trẻ là cơn đau khi xương phát triển, do đó đã trì hoãn và bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.
1. Sự khác biệt giữa cơn đau tăng trưởng và cơn đau của khối u xương
Thực ra trong y học không có khái niệm đau tăng trưởng, tên gọi này chỉ là truyền miệng. Nó chỉ về hiện tượng xảy ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ em, là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải bệnh. Những cơn đau ngày càng nhiều thường xảy ra vào ban đêm, chủ yếu ở tứ chi, sau khi khám sẽ không có bất thường về cơ hay xương.
Còn sarcoma xương là loại u ác tính cao, sarcoma xương phát triển nhanh và dễ di căn. Một khi di căn phổi xảy ra, cơ hội chữa khỏi bệnh là rất mong manh.
2. Các biểu hiện phổ biến của khối u xương ác tính chủ yếu bao gồm:
Cơn đau
Đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh u xương, giai đoạn đầu cơn đau thường sẽ rất nhẹ và xuất hiện từng đợt. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn thì cơn đau sẽ ngày càng dữ dội, nhất là về đêm. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể lan sang các bộ phận khác.
Sưng tấy, sưng khối
Sarcoma xương có thể gây ra các khối u bất thường trên bề mặt cơ thể của bệnh nhân và sưng tấy bất thường tại các mô xung quanh.
Gãy xương
Xương ở phần bị khối u xâm lấn tương đối giòn và yếu. Do đó, với các tác động và va chạm nhẹ hàng ngày cũng có thể làm xương bị gãy.
Triệu chứng toàn thân
Khi mắc phải các khối u ác tính, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường trên toàn cơ thể như sụt cân, chán ăn, mất ngủ và cơ thể thiếu năng lượng.
Dị dạng
Khi tổn thương phát triển đến một mức độ nhất định, sự phát triển của xương cũng sẽ bị ảnh hưởng, khi đó xương của trẻ sẽ bị biến dạng.
Rối loạn chức năng
Khi bệnh gai xương phát triển đến giai đoạn nặng sẽ làm hạn chế các hoạt động bình thường của người bệnh và có thể kèm theo triệu chứng teo cơ.
3. Nếu có 4 triệu chứng này ở chân, hãy đi tầm soát càng sớm càng tốt
Đôi chân thường được ví như “thước đo” sức khỏe của cơ thể, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường này, bạn nên đi khám kịp thời.
Nhô cao bất thường
Sarcoma xương có xu hướng phát triển nhanh chóng và gây ra các khối cứng rõ ràng ở vùng bị ảnh hưởng. Các tĩnh mạch nông rõ ràng sẽ lộ ra trên bề mặt da, và xuất hiện các mức độ đau khác nhau. Khi khối u này ngày càng lớn thì những hoạt động bình thường cũng bị hạn chế, đồng thời có thể xuất hiện các triệu chứng teo cơ.
Đau chân
Đau nhức là một triệu chứng bất thường tương đối phổ biến, do các yếu tố như mạch máu lão hóa, tính đàn hồi kém và lượng máu giảm cung cấp cho chi dưới ở người cao tuổi. Do đó khi đi lại sẽ xuất hiện triệu chứng đau nhức rõ ràng, sau khi nghỉ ngơi có thể thuyên giảm, nhưng quá trình này sẽ lại lặp lại. Đặc biệt là nó phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng và thoái hóa đốt sống cổ, một số bệnh nhân bị u cột sống cũng sẽ có triệu chứng này.
Sưng tấy không rõ nguyên nhân
Ở chân có nhiều mạch máu và dây thần kinh, khi mạch máu và dây thần kinh bị xâm phạm, chân của người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng nổi cục u. Khi kiểm tra hình ảnh, có thể phát hiện ra tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu của chi dưới, sau khi nghỉ ngơi không thể giảm sưng. Trường hợp này thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi, ung thư tuyến tụy và khối u phụ khoa.
Thay đổi màu sắc
Khi màu da chân trở nên sẫm màu hơn, phần lớn là do các bệnh chuyển hóa như giãn tĩnh mạch và tiểu đường. Những căn bệnh này sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu của người bệnh bị suy giảm, các chi dưới không được cung cấp đủ máu, một số chất chuyển hóa sẽ tích tụ lại ở chân, từ đó khiến chân dần bị thâm đen và sẫm màu. Ngoài rối loạn chuyển hóa, sự thay đổi màu sắc của chân còn có thể do các khối u ác tính.
4. Các triệu chứng này ở chân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tật
Ngoài những triệu chứng kể trên, thì khi xuất hiện những triệu chứng này ở chân, bạn cũng cần phải cảnh giác.
Bàn chân lạnh
Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp mà bàn chân vẫn không thể ấm lên, chúng ta cần cảnh giác với chứng suy giáp và xơ cứng động mạch.
Tê chân
Khi không có áp lực mà xảy ra hiện tượng tê chân bất thường, thì có thể do bệnh thắt lưng, bệnh mạch máu não và viêm dây thần kinh ngoại vi.
Đau gót chân
Đau gót chân bất thường có thể là do viêm cân gan chân gây ra, nhưng khi đi lại một lúc thì triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Mắt cá chân sưng tấy
Cần chú ý đến mắt cá chân khi bị sưng tấy bất thường. Đó có thể là do chức năng thận và chuyển hóa nước của các chất lỏng trong cơ thể không bình thường, hoặc cũng có thể do viêm khớp mắt cá chân gây ra.
5. Chân lạnh buốt có phải là do thời tiết lạnh không?
Chân lạnh buốt thực chất chính là do thoái hóa khớp gối, không phải do thời tiết lạnh. Chỉ là khi thời tiết chuyển lạnh sẽ khiến quá trình lưu thông máu quanh khớp gối bị chậm lại, các yếu tố gây viêm dễ tích tụ khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp, chẳng hạn như béo phì, chấn thương, tuổi tác, di truyền và các yếu tố khác có thể dẫn đến tình trạng này.
Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh dễ bị viêm khớp do nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, dẫn đến giảm độ bền và dinh dưỡng cho xương. Người béo phì khi đi lại hàng ngày phải chịu áp lực lớn hơn lên khớp, điều này cũng dễ gây viêm nhiễm. Còn trong một số trường hợp, thì người bị viêm khớp, sụn khớp gối đã từng bị tổn thương cũng dễ phát sinh chứng viêm.
Sức khỏe của đôi chân rất quan trọng đối với mọi người, một khi phát hiện ra những bất thường thì nên đi khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không được chủ quan.