Tết Đoan Ngọ ăn thịt vịt nên nhớ 5 tuyệt chiêu sơ chế này, đảm bảo thịt sẽ mềm ngon, hết sạch mùi tanh hôi

Thịt vịt là một thực phẩm không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ. Thịt vịt có vị ngọt và mềm, tính mát trở thành món ưa thích của nhiều người và có thể được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, quá trình sơ chế vịt lại rất phức tạp do vịt thường có lông măng và mùi hôi tanh đặc trưng. 

Emdep mời bạn tham khảo những mẹo hay dưới đây để sơ chế vịt dễ dàng nhé!

Khử mùi hôi của vịt bằng giấm

Tết Đoan Ngọ ăn thịt vịt nên nhớ 5 tuyệt chiêu sơ chế này, đảm bảo thịt sẽ mềm ngon và hết sạch mùi tanh hôi

Giấm có tính axit nhẹ, làm cho việc khử mùi hôi của vịt trở nên dễ dàng. Sau khi vệ sinh vịt, để ráo rồi rửa sạch trong hỗn hợp muối và giấm với nhau. Bằng cách này, khi chế biến, vịt sẽ không còn mùi hôi tanh nữa.

Khử mùi hôi của vịt bằng gừng

Tết Đoan Ngọ ăn thịt vịt nên nhớ 5 tuyệt chiêu sơ chế này, đảm bảo thịt sẽ mềm ngon và hết sạch mùi tanh hôi

Gừng cũng có khả năng khử mùi hôi rất tốt. Trước khi luộc vịt, hãy lấy một chút muối, tiêu và gừng đập dập, có thể thêm một ít rượu trắng, sau đó bóp nhẹ lên thịt vịt trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch và làm khô. Vịt sau khi luộc sẽ không còn mùi hôi và mang đến hương vị thơm ngon.

Khử mùi hôi của vịt bằng chanh

Tết Đoan Ngọ ăn thịt vịt nên nhớ 5 tuyệt chiêu sơ chế này, đảm bảo thịt sẽ mềm ngon và hết sạch mùi tanh hôi

Tương tự như giấm, chanh cũng có khả năng khử mùi hôi của vịt. Bạn có thể cắt lát chanh và xát trực tiếp lên vịt để loại bỏ mùi hôi ngay lập tức. 

Hạn chế mùi hôi bằng cách loại bỏ phao câu của vịt

Tết Đoan Ngọ ăn thịt vịt nên nhớ 5 tuyệt chiêu sơ chế này, đảm bảo thịt sẽ mềm ngon và hết sạch mùi tanh hôi

Phao câu là phần gây mùi hôi nặng nhất khi chế biến vịt. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên cắt bỏ phao câu để khi nấu vịt không còn bị mùi hôi tanh nữa.

Làm sạch huyết thừa 

Huyết thừa trong cơ thể vịt là một nguyên nhân gây mùi hôi và khiến nước luộc trở nên đục hơn. Để loại bỏ mùi hôi tanh của vịt, trước hết bạn cần cắt tiết vịt một cách cẩn thận để đảm bảo máu được thoát ra ngoài hết. Sau đó, hãy rửa sạch huyết bên trong cơ thể vịt. Đặc biệt, hãy rửa sạch vùng cổ mà bạn đã cắt tiết.

Nếu cần thiết, bạn có thể ngâm vịt trong nước khoảng 15-20 phút để nước hoà tan hoàn toàn huyết của vịt. Khi làm như vậy, nước dùng sau khi nấu sẽ trong sáng hơn và thịt sẽ không còn mùi hôi gây khó chịu.

Trên đây là những cách khử sạch mùi hôi của vịt hiệu quả. Thịt vịt là món ăn hấp dẫn trong tết Đoan Ngọ, tuy nhiên, hãy dành chút thời gian sơ chế kỹ lượng để khử sạch mùi hôi của chúng, để món ăn luôn hoàn hảo nhất bạn nhé.

Mai Hương (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm