Ăn măng có tốt không? Những lợi ích sức khỏe bạn không nên bỏ qua

Ăn măng có tốt không?

Măng là phần mầm non của cây tre, được dùng phổ biến trong nhiều món ăn. Măng có thể được dùng chế biến ở dạng tươi hoặc tạo thành các sản phẩm đóng hộp, lên men, phơi khô…

Những chồi non có kết cấu giòn này khi còn tươi sẽ chưa một loại độc tố tự nhiên, có tên gọi là Cyanogen glycoside. Tuy nhiên, trải qua quá trình sơ chế và nấu nướng thì độc tố sẽ được loại bỏ.

Ăn măng có tốt không? Những lợi ích sức khỏe bạn không nên bỏ qua

Vậy ăn măng có tốt không? Trong y học cổ truyền, măng còn được ví là “vàng xanh” nhờ nhiều đặc tính chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe của nó, thậm chí măng còn được gọi là”vua của các loại rau rừng”.

Măng giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp carbohydrate, protein, chất xơ và các khoáng chất. Bên cạnh đó, món quà thiên nhiên này còn rất ít chất béo và đường nên cũng thích hợp cho người bị tiểu đường và tim mạch.

Theo ước tính, 100g măng tươi chỉ chứa khoảng 20 calo, hàm lượng carbohydrate cũng chỉ khoảng 3 – 4g. Trong khi đó, chất xơ dồi dào cùng với nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, măng còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như vitamin A, B6, E, thiamin, riboflavin, canxi, magie, kali, kẽm, mangan, phốt pho, đồng và nhiều khoáng chất quan trọng khác.

Do đó, măng được xem là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần luộc măng và rửa kỹ trước khi xào  nấu để loại bỏ độc tố trong măng.

Ăn măng có tốt không? Những lợi ích sức khỏe bạn không nên bỏ qua

Lợi ích sức khỏe của măng

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Các bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung măng vào khẩu phần ăn hợp lý để nâng cao chức năng bảo vệ tim mạch. Chất phytosterol và các dưỡng chất thực vật có trong măng khi luộc lên sẽ lên men, giúp làm sạch cholesterol xấu và các động mạch bị tắc nghẽn.

Nâng cao hệ miễn dịch

Thêm một lợi ích của măng đó là thúc đẩy chức năng miễn dịch của cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn. Nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào trong mầm măng sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây bệnh. Ăn măng có tốt không? Chắc chắn là có!

Hỗ trợ co thắt tử cung

Măng còn có tác dụng gây kích thích tử cung, tăng cường các cơn co thắt giúp bà bầu sinh thường thuận lợi hơn. Y học cổ truyền khuyến cáo các phụ nữ mang thai cuối thai kỳ có thể ăn măng số lượng nhỏ.

Ăn măng có tốt không? Những lợi ích sức khỏe bạn không nên bỏ qua

Là chất long đờm tự nhiên

Các vitamin và hợp chất trong măng cũng có lợi cho hệ hô hấp, đặc biệt là phổi. Nếu bạn bị đờm, hãy thử luộc măng trong nước sôi vài phút, để nguội rồi pha với mật ong, uống 2 lần/ngày sẽ có tác dụng long đờm tự nhiên.

Giúp xương chắc khỏe

Hàm lượng kali và phốt pho trong măng tre giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể, kiểm soát nhịp tim và chống lại tác dụng của natri, ổn định huyết áp. Ngoài ra, ăn măng cũng duy trì hệ thống xương khớp dẻo dai và khỏe mạnh hơn.

Làm đẹp da

Thành phần silica dồi dào trong mầm măng là nguyên tố giúp tăng nồng độ hydoxyproline trong các mô tế bào, đây là loại axit amin quan trọng để tổng hợp collagen và elastin. Vì vậy, ăn măng với khẩu phần hợp lý còn giúp hydrat hóa làn da, duy trì sự trẻ trung và rạng rỡ.

Ăn măng có tốt không? Những lợi ích sức khỏe bạn không nên bỏ qua

Giải độc cho cơ thể

Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của tre cũng tồn tại trong búp măng. Nó giúp tăn trưởng các tế bào và làm trẻ hóa cơ thể. Đồng thời, măng còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng nấm khuẩn, bảo vệ thần kinh, làm chậm lão hóa.

Có thể thấy, chế độ ăn uống khoa học với sự góp mặt của măng tre sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe và giữ được vóc dáng cân đối, trẻ trung.

Hy vọng bài viết sẽ giải đáp câu hỏi ăn măng có tốt không, đem lại những kiến thức bổ ích để bạn có nhiều món ngon và khỏe mạnh.

Thiên Khuê (Theo Net)