Bị rết nhỏ cắn có sao không? Bị rết nhỏ cắn phải làm sao?

Bị rết to cắn không chỉ gây cảm giác đau rát, khó chịu mà còn có thể gây ra các triệu chứng sốt, mệt mỏi và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vậy bị rết nhỏ cắn có sao không, bị rết nhỏ cắn phải làm sao? Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn nếu bị rết nhỏ cắn.

Bị rết nhỏ cắn có sao không?

Rết (hay còn được gọi là con tít, con rít), có tên tiếng Anh là Centipede, là loài động vật thân đốt, mỗi đốt có một đôi chân, thân thon và dài. Đốt đầu tiên mang cặp răng nanh khỏe chứa nọc độc. 

Nọc độc này được rết sử dụng để tấn công và hạ gục con mồi. Trường hợp cảm thấy bị đe dọa bởi con người, rết cũng có thể sử dụng nọc độc này để “tự vệ” và “tấn công” con người, nó sẽ xuyên qua da người bằng cặp răng nanh, sau đó “‘tiêm” nọc độc vào cơ thể con người. Vết cắn của rết thường trông giống như hai vết đỏ tạo thành hình chữ V trên da. Cảm giác đầu tiên mà bạn nhận thấy được khi bị rết cắn là đau đớn. Rết càng lớn thì vết cắn càng đau. Vậy bị rết nhỏ cắn có sao không?

Mặc dù tất cả các loài rết (dù lớn hay nhỏ) đều sử dụng nọc độc để giết chết con mồi nhưng vết cắn của rết hiếm khi gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, thường không quá nghiêm trọng hay ảnh hưởng đến tính mạng con người. Đặc biệt là rết nhỏ chưa trưởng thành thì chất độc chưa đủ nên các triệu chứng khi bị rết nhỏ cắn thường không đáng kể.

Rết nhỏ cắn có sao không

Bị rết nhỏ cắn thường không gây nguy hiểm tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng sức khỏe

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là vết cắn của rết không đáng lo ngại. Không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng bị rết nhỏ cắn vẫn có thể gây cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bị cắn. Một số triệu chứng thường gặp sau khi bị rết nhỏ cắn là là đau, sưng, đỏ và ngứa tại vùng bị cắn. Trong một số trường hợp, người bị rết cắn có thể gặp phải các triệu chứng khác như nổi mẩn, chóng mặt, ù tai, sốt, mệt mỏi, thậm chí là sốc phản vệ. Các triệu chứng cụ thể tùy thuộc vào loại rết cũng như phản ứng của cơ thể mỗi người.

Các triệu chứng bị rết cắn thường tự thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, việc theo dõi sát người bị cắn rất quan trọng để  kịp thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra.

Đặc biệt, cần đặc biệt chú ý đối với những người có bệnh lý mạn tính như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, cơ địa dị ứng; người già và trẻ nhỏ vì đây là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm sau khi bị rết cắn. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ y tế trong những trường hợp này là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người bị rết cắn.

Bị rết nhỏ cắn phải làm sao?

Mặc dù bị rết nhỏ cắn không gây nguy hiểm đến tính mạng hay gây ra các triệu chứng trầm trọng, nhưng bạn cũng không nên chủ quan khi bị rết nhỏ cắn.

Dưới đây là một số cách xử lý khi bị rết nhỏ cắn giúp bạn làm dịu cảm giác đau đớn và khó chịu, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng khác có thể xảy ra:

  • Rửa sạch vết cắn bằng nước sạch hoặc xà phòng.
  • Sát khuẩn kỹ tại vùng bị rết cắn để ngăn nguy cơ nhiễm trùng. Lưu ý không nên bôi bất kỳ chất gì lên vết thương tránh làm tình trạng trở nên nặng hơn.
  • Chườm đá lạnh lên vùng bị cắn để giảm sưng, đau và làm co mạch, ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh.
  • Trong trường hợp đau nhiều, có thể sử dụng thuốc tê cục bộ như lidocain tại vị trí vết cắn.
  • Đối với điều trị toàn thân, cân nhắc tiêm SAT (Serum Anti-Snake Venom) để dự phòng và giảm tác động của độc tố.
  • Sử dụng các loại thuốc như corticosteroid, kháng histamin và thuốc giảm căng thẳng nếu cần.
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng nề, vết cắn lan rộng, tiết chất mủ hoặc tổn thương miệng vết cắn, cân nhắc sử dụng kháng sinh.
  • Trong trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng, tìm kiếm sự giúp đỡ y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Bị rết nhỏ cắn phải làm sao

Rửa sạch và sát khuẩn kỹ tại vùng bị rết cắn để ngăn nguy cơ nhiễm trùng

Cách phòng ngừa nguy cơ bị rết nhỏ cắn

Để tránh việc rết sinh trưởng, phát triển, ẩn nấp trong môi trường sống, ngăn ngừa nguy cơ bị rết cắn, mọi người nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống và diệt rết trong nhà như sau:

  • Duy trì vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát; hạn chế ao tù nước đọng, tránh ẩm thấp, tạo điều kiện sống cho rết.
  • Phát quang bụi rậm và cây cỏ xung quanh nhà để hạn chế môi trường sống của rết.
  • Sử dụng đồ bảo hộ như ủng bảo vệ chân, găng tay và quần áo dài khi làm việc trong môi trường ẩm ướt và tối tăm, hạn chế nguy cơ bị rết cắn.
  • Giữ vệ sinh trong nhà, loại bỏ thức ăn thừa và rác thải một cách nhanh chóng để hạn chế nguồn thức ăn của rết.
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng, muỗi để kiểm soát sự phát triển của loài rết cũng như các loài động vật chân khớp khác.

Đến đây chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi “bị rết nhỏ cắn có sao không” rồi phải không nào? Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết của Emdep.vn các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng bị rết nhỏ cắn, nắm được cách xử lý cũng như phòng ngừa bị rết nhỏ cắn hiệu quả.

Bị rết nhỏ cắn hầu như không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng vẫn có thể tiềm ẩn những nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Nếu chẳng may bị rết nhỏ cắn, điều đầu tiên bạn cần làm là áp dụng ngay các bước sơ cứu cần thiết và theo dõi các triệu chứng nghi ngờ. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, cần lập tức đến cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý và điều trị kịp thời.  

Minh LT (Tổng hợp)