Kiểm định cầu Thanh Trì từ 15/2, các phương tiện di chuyển ra sao? Nghẹt thở giây phút cứu em bé 12 tuổi từ hồ sâu

Người dân đi qua cầu Nhật Tân cần biết thông tin quan trọng này 

Sở GTVT TP Hà Nội vừa có thông báo về việc chấp thuận phương án tổ chức, phân luồng giao thông phục vụ công tác kiểm định cầu Thanh Trì. Theo đó, từ 15-21/2, trong khung giờ 23h đến 4h sáng hôm sau, đối với chiều các phương tiện từ Pháp Vân đi Quốc lộ 5 sẽ tổ chức dừng các phương tiện tạm thời tại đầu cầu Thanh Trì hướng đi QL5, mỗi lần dừng khoảng 40-50 phút để thực hiện thử tải.

Để giảm thiểu ùn tắc giao thông, khu vực này sẽ thông xe tạm thời (30 – 45 phút). Các xe thử tải sẽ đỗ sát mép dải phân cách mềm với làn xe máy để dành 2 làn ô tô cho các phương tiện qua cầu. Chiều các phương tiện hướng QL5 đi Pháp Vân lưu thông bình thường.

Kiểm định cầu Thanh Trì từ 15/2, các phương tiện di chuyển ra sao ? - Ảnh 1.

Cầu Nhật Tân.

Tại nút giao Pháp Vân, Sở GTVT bố trí hệ thống biển báo chỉ dẫn, người hướng dẫn phân luồng cho các phương tiện hạn chế đi qua cầu Thanh Trì và chuyển hướng đi đường Vành đai 3 qua cầu Thăng Long.

Tại nhánh ram đi xuống nút giao Tam Trinh, Lĩnh Nam bố trí hệ thống biển báo chỉ dẫn, người hướng dẫn phân luồng cho các phương tiện hạn chế đi qua cầu Thanh Trì và chuyển hướng đi qua cầu Vĩnh Tuy, cầu Thăng Long.

Đối với phương án phân luồng từ xa tại nút giao với đường Nguyễn Văn Linh (QL5), Sở GTVT sẽ bố trí hệ thống biển báo chỉ dẫn, người hướng dẫn phân luồng cho các phương tiện hạn chế đi qua cầu Thanh Trì và chuyển hướng đi đường Nguyễn Văn Linh sang cầu Vĩnh Tuy, Chương Dương, Nhật Tân, Thăng Long.

Tại nút giao với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng bố trí hệ thống biển báo chỉ dẫn cho các phương tiện hạn chế đi qua cầu Thanh Trì và chuyển hướng đi đường Cổ Linh qua cầu Vĩnh Tuy.

Tại nhánh ram từ Giáp Hải (đường tỉnh 379) lên cầu Thanh Trì bố trí hệ thống biển báo, lực lượng hướng dẫn để phân luồng cho các phương tiện dừng chờ tạm thời hoặc chuyển hướng quay đầu đi đường đê sang cầu Vĩnh Tuy, Chương Dương.

Công khai kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn khi lái xe

Cục CSGT thông tin, năm 2023 được xác định là năm xử lý vi phạm về nồng độ cồn với mục tiêu nhằm giảm các vụ tai nạn giao thông, nhất là các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến bia, rượu. 

Một cán bộ CSGT Hà Nội thông tin, khi người dân có những vấn đề chưa rõ về máy đo nồng độ cồn sẽ được cán bộ, chiến sĩ giải thích ngay tại thời điểm xử lý vi phạm. Đồng thời, sau mỗi lần bị kiểm tra nồng độ cồn, người dân được xem thông tin trên máy để biết mình có vi phạm hay không.

Về quy trình kiểm tra, sau khi cán bộ chiến sĩ dừng phương tiện sẽ thông báo cho tài xế về việc tổ công tác kiểm tra nồng độ cồn. Sau đó, tài xế thổi vào ống dạng phễu trên máy đo cầm tay để phát hiện trong hơi thở có nồng độ cồn hay không. Nếu phát hiện nồng độ cồn, tài xế sẽ tiếp tục phải thổi vào ống máy đo nồng độ cồn để xác định mức vi phạm.

Công khai kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn khi lái xe - Ảnh 1.

Cảnh sát cho lái xe xem kết quả kiểm tra nồng độ cồn

Máy đo nồng độ cồn được Bộ Công an cấp, có dán tem và được kiểm định chất lượng thường xuyên. Do đó, khi người vi phạm thắc mắc, khiếu nại có thể gửi đến thủ trưởng các đơn vị ở cấp quận, huyện, thị xã hoặc Phòng CSGT và có bộ phận tiếp nhận giải quyết.

Ngay trên biên bản vi phạm hành chính cũng ghi rõ từ 2 đến 5 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản, người vi phạm có quyền gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp hoặc văn bản giải trình đến Trưởng phòng CSGT để thực hiện quyền giải trình.

Khi người dân có những vấn đề chưa rõ về máy đo nồng độ cồn sẽ được cán bộ, chiến sĩ giải thích ngay tại thời điểm xử lý vi phạm. Đồng thời, sau mỗi lần bị kiểm tra nồng độ cồn, người dân được xem thông tin trên máy để biết mình có vi phạm hay không.

Đại úy công an kể lại giây phút cứu em bé 12 tuổi từ hồ sâu

Ngày 11/2, đại úy Trần Quang Vinh, thượng úy Ngô Ngọc Phú và thượng úy Trần Hữu Tuyết (công tác tại Công an xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) vẫn chưa hết vui mừng vì đã kịp thời cứu được cháu bé 12 tuổi bị đuối nước trên địa bàn.

Trước đó, khoảng 15 giờ 45 ngày 9-2, người dân phát hiện một nam sinh 12 tuổi của Trường THCS Nguyễn Phú Hường bị đuối nước tại hồ Nghĩa trang liệt sĩ xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng).

Nhớ lại thời điểm cứu người, đại úy Trần Quang Vinh cho hay vừa nghe tiếng hô hoán, anh vội bỏ dở công việc ở trụ sở, lập tức chạy ra hiện trường.

Lúc này, trước mắt anh là bé trai bị đuối nước, chìm sâu dưới lòng hồ. “Hồ nước cách đơn vị khoảng 50m. Lúc đó, tôi không có suy nghĩ gì hơn ngoài việc làm sao cứu được cháu lên sớm giây phút nào thì tốt phút đó. Tôi không kịp cởi quần áo, giày mà lao thẳng xuống ao vớt cháu lên bờ”, anh Vinh nhớ lại.

Khi đưa được cháu bé lên bờ, người cháu đã tím tái, nhịp tim ngừng. Ngay lập tức, thượng úy Trần Hữu Tuyết cùng mọi người sơ cứu, hô hấp nhân tạo, ép nhịp tim khoảng 10 phút, rất may mắn cháu bé có dấu hiện phục hồi trở lại.

Kiểm định cầu Thanh Trì từ 15/2, các phương tiện di chuyển ra sao ? - Ảnh 3.

Đại úy Trần Quang Vinh cho biết không có suy nghĩ nào ngoài việc lao mình xuống hồ sâu, cứu bằng được em bé 12 tuổi

Tiếp lời, thượng úy Tuyết kể: “Nhìn biểu hiện của cháu bé khi được đưa lên bờ, tôi nghĩ “còn nước, còn tát”, cũng chỉ mong tìm được chút hy vọng. Bằng những kiến thức đã được tập huấn trước đó, tôi bắt đầu hô hấp nhân tạo và ép tim cho cháu, được vài phút thì thấy nước trong miệng cháu trào ra. Mọi người lúc đấy đều thở phào nhẹ nhõm vì điều kỳ diệu đã đến”.

Kiểm định cầu Thanh Trì từ 15/2, các phương tiện di chuyển ra sao ? - Ảnh 4.

Trước hành động dũng cảm cứu người của 3 cán bộ, chiến sĩ Công an xã Hòa Tiến, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã có thư khen, biểu dương

Chia sẻ về việc làm của mình, cả anh Tuyết, Vinh và Phú đều cho biết lúc đó các anh không nghĩ gì ngoài việc cứu người. Và trong trường hợp này, bất cứ ai gặp cũng hành động như vậy.

Anh Phan Văn Tú (trú xã Hòa Tiến), bố của bé trai bị đuối nước, cho hay mình rất biết ơn các chiến sĩ đã không quản ngại cứu để con trai của anh thoát tử thần. Được biết, hiện sức cháu bé đã ổn định và đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi Đà Nẵng.

“Qua sự việc trên, chúng tôi rất mong các gia đình nên theo dõi con em vui chơi tại khu vực nguy hiểm. Tại các các ao hồ nên có biển cảnh báo, đặc biệt là gần đến mùa hè. Nếu có điều kiện gia đình và nhà trường nên để cho các em nhỏ học bơi”, thượng úy Ngô Ngọc Phú lưu ý.

Nam sinh lớp 11 tử vong khi đi du lịch với trường

Theo thông tin từ UBND xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, chiều 10/2, người dân phát hiện một nạn nhân trong tình trạng đã tử vong tại một dòng suối thuộc xóm Chiềng Châu.

Kiểm định cầu Thanh Trì từ 15/2, các phương tiện di chuyển ra sao ? - Ảnh 3.

Lực lượng chức năng đưa thi thể nam sinh lên bờ. Ảnh Sức Khỏe & Đời Sống

Nạn nhân được xác định là em D.Q.M. (17 tuổi, trú xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội), đang là học sinh trường THPT L.T.T. Được biết, nam sinh này đuối nước khi đang đi du lịch cùng đoàn của nhà trường. Dòng suối tại nơi phát hiện thi thể nam thanh niên rất sâu và đã có biển cảnh báo. 
Miền Bắc oi nóng sau chuỗi ngày nồm ẩm 
Miền Bắc hửng nắng, chấm dứt tạm thời nồm ẩm - Ảnh 2.

Miền Bắc tạm kết thúc nồm ẩm, trời nắng ấm vào cuối tuần.

Ngày 12-13/2, Hà Nội và các tỉnh, thành phố Bắc Bộ nắng ráo, nhiệt độ tăng cao lên ngưỡng 27-29 độ C nên người dân có thể cảm thấy oi nóng ở một số thời điểm. Thời tiết thích hợp để người dân phơi đồ, dọn dẹp nhà cửa sau một tuần ẩm ướt.

Đáng lưu ý, đêm 13/2, một đợt gió mùa Đông Bắc khả năng tràn xuống và ảnh hưởng đến miền Bắc. Lúc này, khối khí khô của không khí lạnh sẽ thay thế gió ẩm nên hiện tượng nồm ẩm chấm dứt. Tuy nhiên, đây chỉ là chấm dứt của đợt nồm ẩm hiện tại. Còn khoảng thời gian từ nay đến tháng 4, miền Bắc sẽ còn nhiều ngày nồm ẩm.

Ngày 15/2, miền Bắc bước vào thời điểm rét nhất trong đợt này. Nhiệt độ ở Hà Nội chỉ ở mức 14-15 độ C, rét đậm cả ngày và đêm. Sau đó, khu vực tiếp tục tăng nhiệt và chỉ còn rét sâu về đêm, sáng sớm.

Cùng lúc, cơ quan khí tượng cảnh báo về tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng trong các ngày 11-20/2. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức tương đương độ mặn cao nhất cùng kỳ năm 2022.

Dự báo xa hơn, chuyên gia cho biết xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô năm 2022-2023 ở mức tương đương trung bình nhiều năm. Các đợt xâm nhập mặn có xu thế gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh tập trung trong tháng 2 và 3, cụ thể các ngày 18-24/2 và 18-25/3.

Riêng xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn được dự báo tập trung vào tháng 3 và tháng 4, cụ thể các ngày 18-25/3 và 17-23/4. Theo đó, tình hình xâm nhập mặn phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.

 

Nguồn bài viết