Loại quả này có vị rất chua, thuộc họ hàng với chùm ruột, có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Quả me rừng là một loại trái cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, phổ biến ở các nước như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc. Loại quả này còn được ví như “kim cương xanh”, bởi nó có công dụng cực tốt và hương vị thơm ngon.
Quả me có vị chua, ngọt và thường được sử dụng trong ẩm thực như một chất làm chua hoặc một nguyên liệu chính để nấu các món ăn. Quả me cũng được sử dụng để làm nước ép, mứt, hoặc ăn trực tiếp.
Ngoài ra, các phần khác của cây me như lá và vỏ cũng được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị một số bệnh.
Quả me rừng là một trong những nguồn cung cấp vitamin C cực lớn, gấp mấy lần cam quýt. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng, quả me rừng có thể cải thiện khả năng miễn dịch của con người, thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Vitamin C chứa trong thực phẩm dễ bay hơi trong không khí, nhưng vitamin C chứa trong quả me rừng tương đối ổn định và không dễ bay hơi. Tiêu thụ quả me rừng có thể làm tăng mức vitamin C trong cơ thể.
Những công dụng của quả me rừng
– Thúc đẩy mọc tóc
Nếu để ý tới thành phần của dầu dưỡng tóc, bạn sẽ thấy có một số loại sử dụng tinh chất của quả me rừng. Loại quả này chứa nhiều carotene, sắt và chất chống oxy hóa, những nguyên tố này có thể ngăn chặn các gốc tự do làm hỏng nang tóc, do đó giúp tóc suôn mềm, chắc khỏe và ngăn rụng tóc.
– Thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi
Hàm lượng vitamin C cao trong quả me rừng có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi trong ruột, từ đó duy trì xương chắc khỏe, thúc đẩy sự phát triển của xương.
– Cân bằng đường huyết
Quả me rừng chứa nhiều crom, thúc đẩy quá trình tiết insulin giúp tế bào hấp thụ glucose, giúp ích rất nhiều cho việc kiểm soát cân bằng oxy trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, me rừng còn có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu.
– Điều trị cảm lạnh, viêm họng
Khi bị cảm lạnh hay viêm họng, bạn chỉ cần trộn 2 thìa bột me rừng với mật ong rồi uống 3-4 lần/ngày sẽ giúp làm giảm các triệu chứng.
– Giảm axit dạ dày
Uống đồ uống có ga nhiều và không ăn trong một thời gian dài có thể khiến lượng axit dạ dày trong cơ thể tiết ra quá mức. Quả me rừng có tác dụng làm mát cơ thể, ăn nó thường xuyên có thể giúp làm giảm lượng axit dạ dày. Ngoài ra, nó còn có thể điều trị loét dạ dày, viêm dạ dày và bệnh trĩ.
– Chống lão hóa
Quả me rừng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa ngăn ngừa lão hóa bằng cách làm chậm quá trình co lại của nang lông, do đó làm giảm sự phát triển của nếp nhăn và ngăn ngừa các đốm đồi mồi.
Quả me rừng còn có rất nhiều lợi ích khác, chẳng hạn như có thể làm tăng sản xuất hồng cầu, giúp điều trị bệnh tiêu chảy, cũng rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh về tim mạch.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy me rừng có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm tăng cảm giác thèm ăn. Nó cũng giúp duy trì sự cân bằng nồng độ nitơ trong cơ thể, giúp thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp.
Cách chế biến me rừng
Dưới đây là một số cách chế biến quả me rừng thành các món ăn ngon:
– Salad me rừng: Làm sạch và cắt quả me rừng thành miếng nhỏ, trộn với rau xanh như rau cải, rau mùi tây, cà rốt, đậu Hà lan và thêm gia vị như muối, đường, mật ong, nước chanh và dầu ô liu.
– Canh me rừng: Nấu nước dùng từ xương heo hoặc thịt gà, sau đó thêm quả me rừng và rau củ rồi nấu chín. Thêm gia vị như muối, đường, và tiêu nêm nếm gia vị vừa ăn.
– Chè me rừng: Hầm quả me rừng với đường và nước cốt dừa, sau đó thêm sữa đặc để tạo độ sánh, cho thêm chút muối để tăng hương vị.
– Nước ép me rừng: Lấy thịt của quả me rừng, bỏ hạt và xay nhuyễn. Sau đó lọc qua một lớp vải để lấy nước ép, thêm đường hoặc mật ong nếu muốn ngọt hơn.
– Thịt kho me rừng: Xào thịt heo với tỏi, hành và ớt cho đến khi thịt chín. Sau đó thêm nước cốt dừa và quả me rừng để kho đến khi nước cạn.
Lưu ý rằng, quả me rừng có vị chua hơn và cứng hơn so với quả me thông thường, do đó bạn có thể cần sử dụng thêm đường hoặc gia vị khác để làm giảm độ chua và tăng hương vị của món ăn.
Nguồn: https://nongthonviet.com.vn/loai-qua-duoc-vi-nhu-kim-cuong-xanh-luong-vitamin-c-cao-ngat-nguong-…
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo Sohu) (Nông thôn Việt)