Không nên gội đầu vào buổi sáng hay tối muộn, không gội đầu khi ăn quá no hoặc quá đói, hay sau khi uống rượu…
Thời tiết lạnh của mùa đông không cho phép chúng ta gội đầu bằng nước lạnh bởi điều này sẽ là nguyên nhân gây cảm lạnh, cảm cúm.
Tuy nhiên, do thời tiết mùa đông lạnh nên nhiều người thường sử dụng nước nóng để gội đầu mà không lường trước nước nóng có thể làm mất chất dầu trong da đầu của bạn, chúng sẽ khiến da đầu và tóc bị khô hơn, hư tổn, cứng hơn, thậm chí là xỉn màu và gây ngứa ngáy khó chịu.
Ngoài ra, vệc gãi da đầu quá mạnh khi gội sẽ làm ngăn cản quá trình tái tạo tế bào mới, khiến da đầu tái tạo chậm hơn so với bình thường. Không những thế, hành động gãi da dầu mạnh có thể gây kích ứng da đầu, dẫn đến tổn thương và gây rụng tóc.
Ảnh minh họa
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để tóc không bị khô, bạn chỉ nên gội đầu bằng nước ấm. Nếu muốn tóc suôn và mượt, bước cuối bạn nên dùng nước lạnh làm sạch tóc. Nước lạnh sẽ làm cho da đầu săn lại và giúp mái tóc của bạn trở nên mềm hơn.
Khi gội, bạn chỉ nên xoa và gãi da đầu nhẹ nhàng. Cách làm này vẫn có thể làm sạch da đầu và tóc, đồng thời còn giúp tóc được massage, hấp thu các dưỡng chất và ngăn ngừa gàu xuất hiện.
7 thời điểm trong ngày không nên gội đầu để phòng bệnh:
Không gội vào buổi sáng ngay khi thức giấc
Khi vừa ngủ dậy, các chức năng cơ thể phục hồi rất chậm, bao gồm cả việc lưu thông máu. Nếu gội ngay khi vừa thức giấc, nước và tác động nhiệt sẽ kích thích mạch máu não, dễ gây sốc nhiệt và làm bạn đau đầu, cảm lạnh.
Không gội vào ban đêm
Gội đầu lúc đêm muộn là thói quen của đa số các người trẻ. Hầu hết, khi gội đầu buổi đêm mọi người đều dùng nước nóng. Dưới tác động của nhiệt, các tĩnh mạch dưới da sẽ bị giãn ra, dễ làm tụt huyết áp, gây nên hiện tượng thiếu máu và còn có thể đột quỵ.
Nếu gội đầu buổi đêm mà không sấy khô, đi ngủ ngay khi tóc còn ẩm sẽ làm cản trở lưu thông máu, lâu ngày gây nên bệnh tiền đình, thiên đầu thống…
Ảnh minh họa
Không gội đầu khi đói
Khi đói, huyết áp có thể bị tụt do lượng đường giảm. Nếu gội đầu, bạn có thể thấy chóng mặt, buồn nôn. Bên cạnh đó, cũng không nên gội đầu khi no vì dễ mắc bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Để giữ sức khỏe, bạn chỉ nên gội đầu trước khi ăn ít nhất 1 tiếng hoặc sau ăn ít nhất 2 tiếng.
Không nằm điều hòa ngay sau khi gội đầu
Dù mùa đông hay mùa hè, sau khi gội đầu bạn nhất định phải chờ tóc khô rồi mới ngồi trong phòng có điều hòa. Sự thay đổi mức nhiệt bất ngờ sẽ tác động đến quá trình lưu thông máu, có thể làm máu lên não chậm hơn, từ đó ảnh hưởng cả tới nhịp tim và huyết áp.
Không gội sau khi uống rượu bia
Rượu bia và đồ uống có cồn đều chứa nhiều chất kích, dễ ức chế hoạt động của gan và làm nhiễu loạn nhịp tim, thay đổi cả nhiệt độ cơ thể. Gội đầu khi vừa uống rượu bia có thể gây chóng mặt, nôn mửa do bị cảm lạnh. Nguy hiểm hơn, bạn còn có thể bị vỡ mạch máu và tử vong.
Không gội ngay sau khi tập thể dục
Những hoạt động này khiến cơ thể tiết ra mồ hôi và thay đổi nhịp tim. Nếu đi gội đầu ngay, tác động nhiệt từ nước lên da sẽ có thể dẫn đến hậu quả khó lường, ảnh hưởng tới sức khỏe đáng kể.
Không gội khi đang ốm
Lúc này, bạn cần kiêng cả gội đầu và tắm rửa. Cơ thể yếu ớt rất dễ bị nhiễm lạnh, khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu chẳng may gội đầu xong lại gặp cơn “gió độc”, bạn có thể bị đột quỵ, dẫn tới tử vong, hôn mê.
3 lưu ý để sấy tóc an toàn và hiệu quả – Lau khô tóc bằng một chiếc khăn bông, sau đó bôi một chút kem dưỡng ẩm lên tóc để tạo một lớp bảo vệ cho tóc trong khi sấy. – Khi sấy, không nên để máy sấy quá gần tóc mà để cách tóc ít nhất 15 cm, di chuyển máy sấy và không sấy trực tiếp ở một chỗ quá 3 giây. Các bạn có thể dùng tay xới tóc liên tục trong khi sấy để hạn chế việc tóc bị khô và hư tổn. – Không nên làm khô tóc hoàn toàn với máy sấy mà hãy dừng sấy ngay khi tóc vẫn còn một chút độ ẩm. |
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ngay-lanh-7-thoi-diem-trong-ngay-khong-nen-goi-dau-neu-khong-m…
Theo M.H (th) (Gia đình & Xã hội)