Người lớn cần tẩy giun không? Dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn

Giun sán là ký sinh trùng cư trú trong đường ruột của người hoặc động vật và lấy thức ăn từ vật chủ mà chúng ký sinh. Trẻ em và người già là những đối tượng có nguy cơ nhiễm giun sán cao nhất. Tuy nhiên, nhiễm trùng giun sán là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến trên thế giới nên dù là người trưởng thành khỏe mạnh thì bạn vẫn có nguy cơ nhiễm giun sán nếu thói quen sinh hoạt, ăn uống kém vệ sinh. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Emdep.vn tìm hiểu rõ hơn về những dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng giun sán hiệu quả nhất nhé!

Giun sán nguy hại thế nào?

Giun sán là một loài ký sinh trùng sống trong đường ruột của người và có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe nếu không được điều trị. Nhiễm trùng giun sán có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như:

  • Mất máu: Giun sán có thể gắn chặt vào niêm mạc ruột và hấp thụ dịch môi trường, gây ra tình trạng mất máu. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu, chảy máu đường tiêu hóa và triệu chứng thiếu sắt.
  • Rối loạn tiêu hóa: Sự hiện diện của giun sán trong ruột có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và đau bên trái bên dưới bụng.
  • Tắc nghẽn ruột: Trong trường hợp nhiễm sán lớn hoặc nhiều sán, có thể xảy ra tắc nghẽn ruột, gây ra đau bụng và khó tiêu.
  • Triệu chứng thần kinh: Trong một số trường hợp, giun sán có thể gây ra triệu chứng thần kinh như đau đầu, co giật và rối loạn tinh thần.
  • Các tác động khác đến cơ thể: Giun sán có thể di chuyển từ ruột tới các cơ quan khác như mắt, phổi, não và gan. Điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm gan, viêm phổi và các vấn đề về thị lực.

Giun sán nguy hại thế nào

Giun sán có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe nếu không được điều trị

Tần suất tẩy giun phù hợp

Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh về giun sán. Riêng với các vùng sâu vùng xa nơi có tỷ lệ nhiễm giun sán cao, điều kiện vệ sinh kém, có thể tẩy giun định kỳ 4 tháng một lần để đạt hiệu quả cao nhất.

Người lớn có cần tẩy giun không?

Có. Người lớn cũng cần tẩy giun định kỳ để đảm bảo sức khỏe. Tẩy giun định kỳ giúp loại bỏ giun sán và ngăn ngừa các tác động có hại của chúng đối với sức khỏe. Dù bạn có triệu chứng nhiễm giun sán hay không, việc tẩy giun định kỳ vẫn là một biện pháp phòng ngừa quan trọng cần thực hiện.

Người lớn có cần tẩy giun không

Người lớn cũng cần tẩy giun định kỳ để đảm bảo sức khỏe

Dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn

Thông thường, tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần có thể giúp bạn phòng ngừa các bệnh về giun sán. Tuy nhiên, nếu bạn đã nhiễm giun sán, việc tẩy giun có thể được chỉ định thực hiện để hỗ trợ điều trị giun sán. 

Dưới đây là một số dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn cần lưu ý:

  • Ngứa ở vùng bụng: Một dấu hiệu đặc trưng của nhiễm giun sán có thể là cảm giác ngứa ở vùng bụng. Cảm giác ngứa này thường xảy ra do giun tiết ra các độc tố vào cơ thể và hệ miễn dịch  “chống lại’ điều này như một phản ứng dị ứng.
  • Phát ban trên cơ thể: Giống như cảm giác ngứa, phát ban là một phản ứng khác của hệ thống miễn dịch tạo ra khi nhiễm giun. Phát ban thường do cơ thể phản ứng quá mức với các chất độc hại từ giun, gây ra các vết nổi mẩn đỏ và ngứa.
  • Đau bên trong bụng: Một số loại giun, như giun tròn hoặc giun sán dây, có thể gây tắc nghẽn hoặc viêm loét trong ruột, dẫn đến cảm giác đau bên trong bụng.
  • Giảm cân đột ngột và không rõ nguyên nhân: Nếu bị nhiễm giun với số lượng lớn, bạn có thể bị giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân. Giun có thể hút các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn, điều này dẫn đến việc bạn không hấp thu đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Buồn nôn và ho: Triệu chứng này thường xảy ra khi bạn bị nhiễm giun đũa. Giun đũa thường di chuyển từ dạ dày vào vùng ngực. Và khi chuyển, chúng có thể khiến bạn buồn nôn hay ho do có một vật lạ di chuyển trong hệ thống cơ thể.
  • Sự xuất hiện của máu trong phân: Một số loại giun, như giun móc, có thể gây thương tổn trên niêm mạc ruột, dẫn đến sự xuất hiện của máu trong phân.

Dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn

Ngứa ở vùng bụng là một trong những dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn điển hình

Cách tẩy giun hiệu quả cho người lớn

Sử dụng thuốc tẩy giun là cách tẩy giun hiệu quả nhất cho người lớn. Liều thuốc và loại thuốc tẩy giun cụ thể sẽ phụ thuộc vào loại giun bạn nhiễm. Một số loại thuốc tẩy giun phổ biến thường được khuyên dùng bao gồm mebendazole, albendazole, ivermectin và praziquantel. Tham khảo tư vấn của bác sĩ để xác định loại giun và thuốc cần sử dụng.

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc trên hướng dẫn của nhãn bao bì thuốc để đảm bảo hiệu quả và tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.

Đảm bảo uống thuốc theo đúng liều và không bỏ sót bất kỳ liều nào. Việc bỏ sót liều có thể làm cho giun tái phát triển và tái nhiễm.

Cách tẩy giun hiệu quả cho người lớn

Sử dụng thuốc tẩy giun là cách tẩy giun hiệu quả nhất

Cách phòng ngừa nhiễm giun ở người lớn

Phòng ngừa nhiễm giun là một phần quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Dưới đây là một số cách phòng ngừa nhiễm giun mà bạn cần lưu ý:

  • Ăn chín, uống sôi: Chỉ nên tiêu thụ thực phẩm đã nấu chín hoặc nướng chín, và đảm bảo nước uống được sôi trước khi dùng. Tránh ăn thực phẩm sống, nhất là thịt và hải sản, để giảm nguy cơ nhiễm giun từ thực phẩm.
  • Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thực phẩm và sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Cắt ngắn móng tay để ngăn chặn việc bám dính giun sán vào da dưới móng tay. Luôn thực hiện vệ sinh hậu môn sau khi đi tiêu phân.
  • Giữ vệ môi trường: Đảm bảo môi trường sống và nơi ở sạch sẽ. Loại bỏ phân thú cưng một cách an toàn, không dùng phân thú cưng làm phân bón cho cây trồng và xử lý phân đúng cách.
  • Tẩy giun định kỳ: Nên tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và những người sống ở những khu vực có nguy cơ cao bị nhiễm giun.
  • Giáo dục về sức khỏe và vệ sinh: Tăng cường giáo dục về cách duy trì sức khỏe và vệ sinh trong cộng đồng. Khuyến khích các hành vi lành mạnh như rửa tay, nấu chín thức ăn và sử dụng nước sạch.
  • Kiểm tra và tẩy giun cho gia đình: Nhỏ một thành viên trong gia đình bị nhiễm giun, cả gia đình nên kiểm tra và tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ, giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm giun trong gia đình.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để theo dõi tình trạng sức khỏe chung và nhận lời khuyên về việc phòng ngừa nhiễm giun từ bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ từ Emdep.vn, các bạn không chỉ hiểu rõ hơn về các dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn mà nắm rõ cách tẩy giun cũng như phòng ngừa nhiễm giun hiệu quả cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Hãy nhớ, dù có dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn hay không thì tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh về giun sán. Định kỳ tẩy giun là điều cần thiết và quan trọng để bảo vệ sức khỏe bạn và gia đình.

Minh LT (Tổng hợp)