Trong những năm gần đây, mặc dù điện ảnh Việt đứng trước nhiều thách thức, nhất là sau đại dịch Covid-19, nhưng thật đáng mừng khi vẫn có rất nhiều bộ phim kinh phí lớn ra rạp, có thể kể tới như: Nhà bà Nữ, Chị chị em em 2, Em và Trịnh hay mới đây là Đất rừng phương Nam. Nhiều phim gặp phải khó khăn khi đứng trước yêu cầu phải dựng bối cảnh thời xưa – rõ ràng là một yếu tố bất lợi đối với điện ảnh Việt khi điều kiện làm phim nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế.
Thế nhưng, có một nhân vật dám “mơ” lớn gây dựng phim trường đạt chuẩn ở Việt Nam, để cố gắng đáp ứng tốt nhất điều kiện phục vụ ý tưởng và yêu cầu của các nhà làm phim. Đó chính là nhà sản xuất Lê Thị Kiều Nhi.
Nhà sản xuất phim Lê Thị Kiều Nhi |
Nhà sản xuất phim Lê Thị Kiều Nhi và đạo diễn Văn Công Viễn từng theo khoa Đạo diễn điện ảnh của trường Đại học Sân Khấu Điện ảnh TP. HCM, và sau hơn 10 năm đảm nhận vị trí khác nhau ở các công ty. Cả hai đã quyết thành lập nên công ty Ý Anh (YA Film), nhằm thực hiện giấc mơ từng bước biến ngành sản xuất phim ở Việt Nam trở thành ngành công nghiệp điện ảnh.
Có mặt tham dự và trao đổi ý kiến tại Hội thảo: “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIII, nhà sản xuất Kiều Nhi cho hay: “Trong nhiều năm học tập, làm việc và nghiên cứu. Đồng thời chúng tôi cũng tham gia một số khoá đào tào cao cấp từ nhiều chuyên gia Hàn Quốc về mô hình sản xuất phim, nên chúng tôi hiểu rõ được tầm quan trọng của phim trường với một nền công nghiệp sản xuất phim.
Nhà sản xuất phim Lê Thị Kiều Nhi trao đổi tại Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” |
Chúng tôi là con đẻ của ngành sản xuất phim trong nước, chúng tôi đã trải qua hơn 10 năm với nhiều mô hình sản xuất trong nước. Chúng tôi nhận thấy rằng mô hình khó đi xa so với cách làm của thế giới. Ngoài ra tìm hiểu về nền điện ảnh Mỹ khởi đầu phát triển thành ngành công nghiệp điện ảnh bằng việc xây dựng phim trường tại Hollywood. Tương tự như Hàn Quốc hiện nay được xem là kinh đô thứ hai của điện ảnh thế giới, cũng phát triển theo mô hình của Hollywood, họ đã xây dựng hoàn chỉnh nhiều hệ thống phim trường”.
Cũng theo chị, nếu ở Việt Nam có một phim trường đạt chuẩn quốc tế, sẽ góp phần khiến cho nền điện ảnh Việt Nam có nhiều hơn tác phẩm hay. Điển hình như ngoài việc set up được những bối cảnh khó hoặc không thể xin quay hình như phòng thí nghiệm, trạm xe buýt, nhà tù, bệnh viện, văn phòng làm việc, công xưởng sản xuất… thì ê-kíp bộ phim sẽ không mất nhiều thời gian lẫn kinh phí thêm cho các thủ tục địa phương trong từng bối cảnh quay ở nhiều nơi khác nhau, từ đó chỉ cần tập trung vào chất lượng tác phẩm.
Phim trường CineV Studio được xây dựng thí điểm 2.000 m2 đến năm 2019, Ý Anh mở rộng phim trường với diện tích 6 hecta để khai thác phần ngoại cảnh.
Hình ảnh tại CineV Studio |
Bất chấp những khó khăn như thời gian thuê không dài nên rất khó đầu tư khai thác lâu dài, giá thuê quá cao, tác động đến ngân sách phim của các dự án phải gánh chi phí này, cộng thêm dịch Covid kéo dài, CineV Studio vẫn giúp cho nhiều bộ phim thực hiện cách bối cảnh một cách tốt nhất có thể:
Đoạn đường phố Huế trong Em và Trịnh trước năm 1975 đã dựng và quay tại CineV Studio |
Cảnh phim quen thuộc của Nhà bà Nữ – 90% được quay tại CineV Studio |
Qua hội thảo tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIII, nhà sản xuất Lê Thị Kiều Như bày tỏ: “Ngoài sự hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước chúng tôi cũng mong có được sự ủng hộ của những tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước tham gia đầu tư hỗ trợ cho Ngành điện ảnh sớm sánh vai cùng các nền điện ảnh trên thế giới. Hiện nay Ý Anh cũng đã hoàn chỉnh mô hình kinh doanh về phim trường và khai thác về dịch vụ và du lịch đảm bảo sự hứa hẹn mang lại nguồn doanh thu hấp dẫn cho nhà đầu tư”.