Nước đậu đen mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho người sử dụng như giúp xương khỏe mạnh, hạ huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch,… Tuy nhiên uống nước đậu đen cũng tiềm ẩn những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đặc biệt, một số trường hợp được khuyến cáo không nên uống nước đậu đen tránh tác động không mong muốn có thể xảy ra. Vậy ai không nên uống nước đậu đen? Cùng đi tìm lời đáp qua bài viết dưới đây, bạn nhé!
Những ai không nên uống nước đậu đen?
Các trường hợp được khuyến cáo không nên uống nước đậu đen bao gồm:
Người có tiền sử dị ứng với đậu đen
Mặc dù dị ứng đậu đen không phổ biến nhưng bất kỳ ai bị dị ứng đậu phộng hoặc đậu nành nên cân nhắc trước khi uống nước đậu đen. Nếu bạn bị dị ứng với một loại đậu (đậu pinto, đậu xanh hoặc đậu thận), điều đó có nghĩa là bạn nhạy cảm với các loại đậu khác.
Nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng bất lợi đối với đậu đen, bạn nên tránh uống nước đậu đen. Dị ứng đậu đen có thể gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa, sưng môi hoặc mắt, khó thở hoặc buồn nôn.
Người có tiền sử dị ứng với đậu đen không nên uống nước đậu đen
Người đang gặp vấn đề về tiêu hóa
Ai không nên uống nước đậu đen? Người đang gặp vấn đề về tiêu hóa không nên uống nước đậu đen. Nguyên nhân là do nước đậu đen có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi và khó chịu ở dạ dày. Điều này là do chúng có chứa oligosaccharide được gọi là galactans. Galactans là những loại đường phức tạp mà cơ thể không thể tiêu hóa được vì chúng thiếu một loại enzyme gọi là alpha-galactosidase.
Nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa như dạ dày nhạy cảm, dị ứng thực phẩm hoặc bệnh lý đường tiêu hóa, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước đậu đen.
Người thuộc nhóm cơ thể hàn lạnh
Trong y học cổ truyền, đậu đen được coi là một loại thực phẩm có tính mát, có thể không phù hợp cho những người có triệu chứng hư hàn như loét hành tá tràng, tiêu chảy mạn, chân tay lạnh, mệt mỏi, sợ lạnh,… Do tính mát của đậu đen, việc sử dụng nước đậu đen có thể làm gia tăng tính lạnh và tăng thêm các triệu chứng của hư hàn.
Người thuộc nhóm cơ thể hàn lạnh không nên uống nước đậu đen
Người già, trẻ em không nên uống nước đậu đen
Ai không nên uống nước đậu đen? Người già, trẻ em không nên uống nước đậu đen. Đậu đen chứa hàm lượng protein khá cao và cũng có chứa phytat, một hợp chất có khả năng cản trở sự hấp thu của một số khoáng chất như sắt, kẽm, đồng và phốt pho. Điều này có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Đối với những người có sức khỏe yếu, tiêu hóa kém hoặc có nhu cầu đặc biệt, việc uống nước đậu đen có thể gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa, gây đầy bụng, đau bụng và không tiêu hóa hết lượng protein có trong đậu đen.
Đối với trẻ em và người già, việc hạn chế sử dụng đậu đen nên được xem xét. Trẻ em có cơ chế tiêu hóa và hấp thụ khác biệt so với người lớn, do đó, sự cản trở của phytat trong đậu đen có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Người già thường có sức khỏe yếu và hệ tiêu hóa kém, việc tiêu thụ đậu đen có thể gây khó khăn trong việc hấp thu protein và khoáng chất cần thiết.
Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh
Nước đậu đen có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống vi khuẩn, thuốc chống viêm non steroid (NSAIDs) hoặc thuốc sử dụng trong điều trị bệnh tự miễn. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liệu có tương tác nào giữa nước đậu đen và thuốc bạn đang dùng hay không, tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.
Người đang sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống vi khuẩn không nên uống nước đậu đen
Lưu ý khi uống nước đậu đen
Để tận dụng tối đa những lợi ích sức khỏe và ngăn ngừa những tác hại tiềm ẩn có thể xảy ra, dưới đây là một số lưu ý khi uống nước đậu đen dành cho bạn:
- Uống nước đậu đen với mức độ hợp lý: Đậu đen chứa hàm lượng protein và chất xơ cao, vì vậy nên uống nước đậu đen ở mức độ phù hợp, với 1 lượng vừa đủ. Người khỏe mạnh chỉ nên uống 1 ly nước đậu đen mỗi ngày. Người có bệnh lý tiêu hóa chỉ nên uống 1-2 ly/tuần. Không dùng nước đậu đen thay nước uống hàng ngày.
- Chế biến đúng cách: Khi nấu nước đậu đen, hãy đảm bảo rửa sạch và ngâm đậu trước khi nấu để làm mềm và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Nên nấu đậu đen trong nước sạch và đun sôi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Giảm lượng phytat trong đậu đen: Đậu đen chứa phytat có thể cản trở sự hấp thụ của một số khoáng chất. Để tăng cường hấp thụ khoáng chất, bạn có thể ngâm đậu đen qua đêm hoặc sử dụng các quy trình như lên men để giảm lượng phytat.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe đặc biệt hoặc bị mất cân bằng dinh dưỡng, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc uống nước đậu đen và cách tích hợp nó vào chế độ ăn uống của bạn một cách hợp lý.
- Chú ý đến các phản ứng dị ứng: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng dị ứng như phát ban, ngứa, sưng hoặc khó thở sau khi uống nước đậu đen, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Với những chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi ai không nên uống nước đậu đen rồi phải không nào? Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn các bạn đã biết được những đối tượng không nên uống nước đậu đen đồng thời bỏ túi thêm các lưu ý khi uống nước đậu đen, tránh ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình nằm trong danh sách những ai không nên uống nước đậu đen, tốt nhất nên cân nhắc loại bỏ đậu đen khỏi chế độ ăn uống để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe, bạn nhé!
Minh LT (Tổng hợp)