Hãy cẩn thận với 4 sai lầm khi tắm có thể gây ra đột tử

Cùng với áp lực công việc, học tập ngày càng cao, “đột tử” luôn rình rập tấn công con người bất cứ lúc nào. Kẻ “sát thủ vô hình” này đến trong nhiều trường hợp, nhiều người chết kể cả khi đang tắm. Vì vậy cả việc quen thuộc như tắm rửa cũng không được xem thường.

đột quỵ
Tuyệt đối không nên phạm phải 4 sai lầm khi tắm có thể gây nguy hiểm này. (Ảnh: Pavel Gulea/ Shutterstock)

2 nguy cơ dẫn đến đột tử trong bồn tắm

Đột tử là gì? Đó chính là khi nhịp tim và nhịp thở đột ngột ngừng lại, bệnh nhân mất ý thức và trở nên bất tỉnh. 4 phút trước khi đột tử là thời gian vàng cấp cứu, nếu tiến hành cấp cứu tích cực thì cơ hội thành công sẽ tăng lên đáng kể.

1. Đột tử do bệnh tim

Thông thường, các bệnh nhân mắc bệnh tim phát bệnh đột ngột, dẫn đến tử vong. Thường xảy ra ở đa số những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim và bệnh mạch vành .v.v. 

2. Đột tử do nguyên nhân khác

Bệnh nhân có thể mắc các bệnh cơ bản có thể dẫn đến tử vong. Chẳng hạn như bệnh nhân thường bị xuất huyết não, cao huyết áp, tắc mạch phổi, v.v.

4 sai lầm khi tắm đừng mắc phải

Tắm sai cách cũng sẽ gây tác dụng không tốt cho cơ thể, hãy lưu ý đừng mắc phải 4 sai lầm này khi tắm.

1. Tắm không đúng thời điểm

Không nên tắm ngay sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, vì lúc này huyết áp tăng cao, nếu bệnh nhân tắm ngay có thể gây tai biến.

Không nên tắm ngay sau khi đổ mồ hôi hoặc vận động mạnh. Bởi vì úc này tim đang đập nhanh, máu chảy rất nhanh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Thời gian tắm quá dài

Thời gian tắm kéo dài sẽ làm giãn các mao mạch trên da, giảm cung cấp máu lên não, dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu tạm thời lên não, có thể gây co thắt động mạch vành, thúc đẩy hình thành huyết khối, thậm chí gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng và đột tử.

3. Nhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiệt độ nước quá lạnh, quá nóng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định, tắm nước nóng dễ gây thiếu oxy, tắm nước lạnh dễ gây các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

4. Cửa sổ đóng chặt

Đóng cửa sổ khi tắm sẽ cắt đứt sự lưu thông của không khí trong và ngoài, khí CO2 trong phòng tắm sẽ ngày càng nhiều. Trong phòng tắm thiếu dưỡng khí lâu dần sẽ gây ra chóng mặt, tức ngực, đánh trống ngực, khó thở thậm chí ngất xỉu, nếu để lâu có thể dẫn đến tử vong.

Sơ cứu trong trường hợp có đột tử bất ngờ xảy ra

Việc sơ cứu đúng cách không chỉ cứu được mạng sống, mà còn giảm khả năng xảy ra các biến chứng.

Hồi sức tim phổi – CPR. (Ảnh: BruceBlaus/ Wikimedia Commons)

1. Đánh giá xem môi trường xung quanh có an toàn hay không và việc cấp cứu chỉ có thể được thực hiện trong điều kiện đảm bảo an toàn bản thân.

2. Gọi số cấp cứu và phán đoán xem ý thức, hơi thở và nhịp tim của nạn nhân như thế nào.

3. Thực hiện ép tim. Ép tim là phương pháp phù hợp với trường hợp tim ngừng đập do các chấn thương khác nhau, điện giật, đuối nước, ngạt thở, bệnh tim hoặc dị ứng thuốc. 

Để nạn nhân nằm ngửa trên một bề mặt phẳng cứng chắc chắn. Tốt nhất là dùng vải, gỗ… chèn để giữ đầu nạn nhân nằm cố định nhằm tránh tổn thương cột sống cổ, tiếp đến mới bắt đầu thực hiện sơ cứu.

Với nạn nhân nam thì điểm ép là điểm giao giữa đường thẳng dọc xương ức với đường nối giữa 2 đầu ngực. Với nạn nhân nữ thì phải xác định điểm nằm phía trên phần mỏm mũi kiếm của xương ức rồi ép ở điểm phía trên khoảng 2 khoát ngón tay.

Người sơ cứu đặt lòng bàn tay lên điểm ép tim, úp bàn tay kia lên trên và duỗi thẳng cả hai cánh tay, dựa vào trọng lực của cơ thể của người sơ cứu để thực hiện lực ép thẳng đứng và nhịp nhàng về phía cột sống nạn nhân. 

Khi ấn phải tạo lực vừa phải, tác động nhẹ, mỗi lần ấn thì xương ức lõm xuống 4-5 cm, sau đó thả lỏng để xương ức phục hồi tạo điều kiện cho tim thư giãn. Tần suất ép tim là 60-80 lần/phút đối với người lớn và 100 lần đối với trẻ em cho đến khi tim hồi phục.

4. Giữ cho bệnh nhân thở đều đặn và tiến hành hô hấp nhân tạo. Tần suất ép tim phù hợp là khoảng 30 lần ép tim : 2 lần thổi ngạt.



Nguồn bài viết