7 tác hại của cây xấu hổ và những điều có thể bạn chưa biết

Cây xấu hổ có lẽ không còn là loại cây quá xa lạ với người dân Việt Nam, có thể sử dụng như một vị thuốc giúp cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai biết rằng song song với những lợi ích sức khỏe, việc sử dụng cây xấu hổ cũng có thể tiềm ẩn một số tác hại cho sức khỏe. Vậy tác hại của cây xấu hổ là gì? Dưới đây là lời giải đáp dành cho bạn.

Cây xấu hổ là gì?

Cây xấu hổ, hay còn được biết đến với tên gọi cây trinh nữ (Mimosa pudica L. var. hispida Brenan), thuộc họ Mimosaceae, là một loài cây cỏ mọc thành bụi lớn. Tên gọi “xấu hổ” của loại cây này xuất phát từ khả năng cụp lại và thu mình khi chạm vào lá và thân cây, tạo ra ấn tượng như cây đang xấu hổ trước sự tiếp xúc của con người. 

Cây xấu hổ là gì

Cây xấu hổ hay còn được biết đến với tên gọi cây trinh nữ

Cây xấu hổ có thân nhỏ, nhiều gai và phân nhánh rậm rạp. Lá cây có hình dạng lông chim hai lần kép, với cuống phụ giống như chân vịt và đặc biệt là có khả năng cụp lại khi bị chạm vào. Hoa của cây có màu tím đỏ và tụ lại thành hình trái xoan, trong khi quả mang hình dáng ngôi sao và hạt nhỏ hình trái xoan.

Cây xấu hổ mọc phổ biến ở nhiều nơi, từ bãi đất trống đến ven đường, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Có hai loại phổ biến là xấu hổ tía (đỏ) và xấu hổ trắng. Trong đó, cây xấu hổ đỏ có dược tính cao, thường được sử dụng trong y học cũng như trong các bài thuốc dân gian.

Bộ phận chủ yếu của cây được sử dụng làm dược liệu là thân, lá và rễ. Thân và lá thường được thu hoạch vào mùa khô, sau đó phơi khô để làm thuốc, trong khi rễ có thể được thu hoạch quanh năm. 

Tác hại của cây xấu hổ

Mặc dù tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá đến hạt của cây xấu hổ đều có thể được sử dụng trong lĩnh vực y học, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, mặc dù không nhiều nhưng việc sử dụng cây xấu hổ vẫn có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ nhất định. Dưới đây là những tác hại của cây xấu hổ mà bạn cần lưu ý:

1. Dị ứng

Mắc dù hiếm xảy ra nhưng cây xấu hổ có thể gây dị ứng cho một số người khi tiếp xúc hoặc sử dụng. Dị ứng cây xấu hổ thường có thể bao gồm các triệu chứng như ngứa, đỏ, nổi mẩn, hoặc sưng nếu da hoặc tay tiếp xúc trực tiếp với lá cây. Những người có làn da nhạy cảm cao hoặc tiền sử về dị ứng nên thận trọng khi tiếp xúc gần với cây xấu hổ hoặc khi sử dụng sản phẩm liên quan đến cây này. Trong trường hợp có dấu hiệu của dị ứng, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp, giảm thiểu tác dụng phụ.

Tác hại của cây xấu hổ gây dị ứng

Một trong những tác hại của cây xấu hổ là có thể gây dị ứng

2. Táo bón

Cây xấu hổ có thể gây tác động trầm trọng hơn tình trạng táo bón. Mặc dù cây xấu hổ có thể giúp kích thích đường ruột và có tác dụng nhẹ chống táo bón, nhưng nếu sử dụng một cách không kiểm soát hoặc ở liều lượng cao, nó cũng có thể tạo ra tác động kích thích mạnh mẽ đối với hệ tiêu hóa.

Do đó, khi sử dụng cây xấu hổ cho mục đích hỗ trợ tiêu hóa, bạn cần duy trì liều lượng an toàn và tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Theo dõi phản ứng của cơ thể, giảm liều lượng hoặc ngừng sử dụng nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào không mong muốn, đặc biệt là trong trường hợp có vấn đề về tiêu hóa như táo bón. 

3. Nhiễm khuẩn

Cây xấu hổ là một loại cây mọc hoang nên cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm khuẩn nếu không được làm sạch cẩn thận. Việc mọc hoang tự nhiên và phổ biến ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở những vùng có đất ẩm và nước ứ đọng, có thể khiến cây xấu hổ bị nhiễm vi khuẩn và nấm. Khi sử dụng, nếu không được làm sạch cẩn thận có thể lây nhiễm khuẩn cho cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

Do đó, điều quan trọng khi sử dụng cây xấu hổ là bạn nên chú ý chọn mua từ nguồn uy tín, đảm bảo chất lượng và làm sạch cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Tác hại của cây xấu hổ gây nhiễm khuẩn

Cây xấu hổ mọc hoang có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm khuẩn

4. Gây ngộ độc

Sử dụng cây xấu hổ với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc do lượng tanin trong cây không được tiêu thụ hết. Tanin là một loại hợp chất hóa học tồn tại trong nhiều loại cây, bao gồm cây xấu hổ và nó có thể gây tác dụng phụ khi tiêu thụ ở liều lượng cao.

Ngộ độc từ tanin có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Để tránh tác hại của cây xấu hổ, bạn nên sử dụng cây xấu hổ hoặc các sản phẩm chứa chiết xuất cây xấu hổ với liều lượng được đề xuất và không vượt quá mức an toàn. 

5. Tương tác thuốc

Cây xấu hổ đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc điều trị tiểu đường hoặc tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của các loại thuốc này, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ có thể xảy ra.

Trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, tăng huyết áp hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, tốt nhất thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng cây xấu hổ hoặc bất kỳ sản phẩm chứa chiết xuất cây xấu hổ nào. Bác sĩ có thể cung cấp thông tin chi tiết về tương tác thuốc và đưa ra lời khuyên về việc kết hợp cây xấu hổ với chế độ điều trị hiện tại của bạn một cách an toàn nhất.

Tác hại của cây xấu hổ gây tương tác thuốc

Một tác hại của cây xấu hổ là tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh

6. Ảnh hướng đến khả năng thụ thai

Một số nghiên cứu cho thấy, cây xấu hổ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh và giảm khả năng có thai ở phụ nữ. Các chất hóa học có trong cây xấu hổ có thể gây tác động tiêu cực đến hệ thống sinh sản và quá trình thụ tinh. 

Đây cũng là lý do tại sao các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ đang cố gắng thụ thai hoặc đang mang thai không nên sử dụng cây xấu hổ hoặc sản phẩm chứa chiết xuất cây xấu hổ, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, hỗ trợ quá trình thụ tinh và thai nghén.

7. Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Mặc dù cây xấu hổ thường được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều lợi ích chăm sóc sức khỏe, nhưng nó cũng được biết đến với khả năng ảnh hưởng đến hệ thống hormon và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Nếu bạn đang sử dụng cây xấu hổ và có bất kỳ biến đổi nào đáng kể trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nữ sinh sản, bạn nên thảo luận với bác sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Ai không nên sử dụng cây xấu hổ?

Mặc dù cây xấu hổ được nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cây xấu hổ không phải là loại thảo dược phù hợp với tất cả mọi người. Dưới đây là một số trường hợp người không nên sử dụng cây xấu hoặc sản phẩm chứa chiết xuất cây xấu hổ:

  • Phụ nữ đang cho con bú: Phụ nữ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây xấu hổ để đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang chuẩn bị mang thai: Phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng cây xấu hổ mà không có chỉ định của bác sĩ. Tác động của cây xấu hổ có thể ảnh hưởng quá trình thụ thai và sự phát triển của thai nhi.
  • Phụ nữ thường xuyên bị trễ kinh: Cây xấu hổ có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và không phù hợp cho những phụ nữ thường xuyên trễ kinh.
  • Bệnh nền và bệnh hiểm nghèo: Nếu bạn đang mắc bất kỳ loại bệnh nền hoặc bệnh hiểm nghèo nào, nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng cây xấu hổ để đảm bảo không gây tác động tiêu cực đối với tình trạng sức khỏe hiện tại.
  • Bệnh nhân tiểu đường hoặc cao huyết áp: Người mắc tiểu đường hoặc cao huyết áp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây xấu hổ làm thuốc, vì nó có thể tương tác với các loại thuốc điều trị liên quan.
  • Người già trên 65 tuổi: Không nên sử dụng chiết xuất cây xấu hổ mà không có hướng dẫn hoặc giám sát của bác sĩ, đặc biệt là đối với người già trên 65 tuổi.

Ai không nên sử dụng cây xấu hổ

Phụ nữ mang thai hoặc đang chuẩn bị mang thai không nên sử dụng cây xấu hổ

Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ

  • Chọn mua cây xấu hoặc sản phẩm chứa chiết xuất cây xấu hổ từ nguồn uy tín, đảm bảo an toàn và chất lượng.
  • Sử dụng cây xấu hổ theo liều lượng được đề xuất và hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có chỉ dẫn chuyên khoa.
  • Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, bổ sung hoặc thảo dược nào khác, hãy thảo luận với bác sĩ để tránh tương tác không mong muốn.
  • Cây xấu hổ có độc tính liều nhẹ, tránh sử dụng số lượng lớn và liên tục. 
  • Tuyệt đối không sử dụng cây xấu hổ cho phụ nữ có thai.
  • Ngưng sử dụng và tham khảo tư vấn của bác sĩ nếu trong quá trình sử dụng, cơ thể bạn xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào.

Trên đây là những tác hại của cây xấu hổ mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích trong việc sử dụng cây xấu hổ giúp tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe đồng thời tránh những tác hại của cây xấu hổ đến cơ thể và sức khỏe.

Minh LT (Tổng hợp)