Bước đột phá trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Đây được xem như chiếc “chìa khoá vàng” mở rộng cánh cửa, kết nối hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Việt Nam với nền y khoa tiên tiến nhất của thế giới, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân Việt Nam, tiến ngày càng gần với các nền kinh tế của Châu Âu.

Vimedimex nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào y dược, cũng như vai trò cốt lõi của việc mở rộng hợp tác chiến lược và thực tế đã triển khai với các Tập đoàn dược phẩm, y tế hàng đầu của những quốc gia có nền y học hạt nhân, chuyên ngành ứng dụng đặc tính bức xạ của đồng vị phóng xạ hay dược chất phóng xạ để nghiên cứu, đánh giá hai quá trình, sinh bệnh lý và chuyển hóa của cơ thể, nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị.

Hiệu quả ứng dụng lâm sàng của y học hạt nhân đã đóng góp đáng kể vào việc tiên phong vận dụng khoa học tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lượng trong chẩn đoán và hiệu quả điều trị bệnh nhân, đặc biệt trong một số chuyên ngành như ung thư, tim mạch, tiết niệu và nội tiết…, đây chính là những đối tác quan trọng, có nhiều đóng góp thực chất, hiệu quả đáng ghi nhận, trên tinh thần trách nhiệm kép, đối với cả lợi ích quốc gia và trách nhiệm toàn cầu.

Bước đột phá trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam - Ảnh 1.

Giáo sư Richard P. Baum, Chủ tịch Học viện Trung tâm Ung thư Chính xác Quốc tế (ICPO), thành viên Hội đồng của ICPO, chủ tịch Ủy ban khoa học ICPO

1. Sản xuất, bào chế các sản phẩm điều trị ung thư

Với sự phát triển ngày càng nhiều dược chất phóng xạ phù hợp cho các ứng dụng chẩn đoán và điều trị theranostics, việc sử dụng dược chất phóng xạ mới đã trở nên rộng rãi trên thế giới và đang được đẩy mạnh ứng dụng trong lâm sàng tại Việt Nam. 

Chính vì vậy, Vimedimex, Cermed GmbH cùng với Công ty RadioVaxx GmbH, Wiesbaden Ký kết Hợp tác liên danh với Công ty Eczacibasi Monrol (Eczacıbaşı-Monrol) của Thổ Nhĩ với mục tiêu sản xuất, bào chế nhiều sản phẩm:

– Dược chất phóng xạ điều trị thụ thể Pepti và kháng nguyên màng đặc hiệu tuyến tiền liệt PSMA kết hợp với các hạt nhân phóng xạ phát tia β (Lu-177, Y-90) hoặc các hạt nhân phát tia α (Ac-225, Bi-213) trong điều trị bệnh lý u thần kinh nội tiết với 177Lu-Dotatate và điều trị bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến di căn; 

– Dược chất phóng xạ ghi hình phỏng đoán Ge68/Ga68 là một đồng vị phóng xạ có nhiều ứng dụng mới tiềm năng, đặc biệt trong việc đánh dấu phóng xạ, nhằm ghi hình chẩn đoán xác định giai đoạn bệnh, theo dõi đáp ứng sau điều trị của các bệnh lý ung thư thần kinh nội tiết, ung thư tuyến tiền liệt…

Ung thư thần kinh nội tiết và ung thư tuyến tiền liệt là những loại ung thư rất nguy hiểm đối với con người và vô cùng phức tạp trong quá trình điều trị, có thể phát triển nhanh, khó tiêu diệt hoàn toàn và dễ di căn xa đến nhiều cơ quan, khu vực trên cơ thể so với các bệnh ung thư khác. U thần kinh nội tiết khá hiếm gặp song tỉ lệ tử vong cao, do phát hiện bệnh muộn, hiệu quả điều trị còn hạn chế.

Bước đột phá trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam - Ảnh 2.

Các đại biểu ký thỏa thuận hợp tác tại ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với các Tập đoàn dược phẩm, y tế hàng đầu của Châu Âu

Theo thống kê của WHO, ung thư tuyến tiền liệt đứng thứ tư  trong các loại ung thư phổ biến với số lượng gần 1,3 triệu ca mắc mới và đứng thứ tám về tỷ lệ tử vong trong các loại ung thư. Do vậy, đồng vị phóng xạ Ge68/Ga68 được chỉ định dùng trong chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), giúp xác định các tổn thương dương tính với kháng nguyên màng đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSMA) ở bệnh nhân ung thư. 

Cấu trúc của dược chất phóng xạ Ge68/Ga68 đặc biệt đơn giản, nó bao gồm một iôn gali-68 liên kết với một phối tử mang chất ức chế kháng nguyên màng đặc trưng của tuyến tiền liệt (PSMA). Phối tử đích PSMA lần đầu tiên được nghiên cứu kết hợp với nuclit phóng xạ technetium-99m và được biến đổi để dẫn xuất gali-68 tương ứng, dược chất này, hiện đang được chứng minh rất hiệu quả trong chẩn đoán và độ nhạy phóng xạ đối với các khối u thần kinh nội tiết và tuyến tiền liệt, qua đó nâng cao cơ hội chữa khỏi hoặc kiểm soát được bệnh lâu dài cho các bệnh nhân.

Với sự hợp tác chiến lược của Vimedimex, Cermed GmbH cùng Công ty RadioVaxx GmbH, Wiesbaden và Công ty Eczacibasi Monrol, người bệnh tại Việt Nam sẽ sớm được thụ hưởng thành quả y học hạt nhân tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới, trực tiếp sản xuất, bào chế chế và ứng dụng trị liệu tại Việt Nam.

2. Thành lập “Trung tâm trị liệu xạ trị phân tử hạt nhân” đầu tiên ở Việt Nam

Trong kỷ nguyên mới phát triển của y học, các tiêu chí để đảm bảo hiệu quả của thuốc và sự an toàn của bệnh nhân được quan tâm hàng đầu. Một đánh giá cân bằng giữa tỉ lệ chi phí và lợi ích của các liệu pháp có giá trị cao là rất cần thiết.

Xã hội ngày càng phát triển, các dấu ấn sinh học phân tử càng xuất hiện, để mô hình hóa dự đoán và phân tầng bệnh nhân được thúc đẩy bởi nhận thức rằng, thông tin bộ gen tạo điều kiện cho sự hiểu biết về cơ sở di truyền của bệnh.

Vimedimex, Cermed GmbH chính thức hợp tác toàn diện với Công ty RadioVaxx GmbH, Wiesbaden được điều hành bởi GS. Richard Baum, một nhà khoa học vĩ đại, một chuyên gia xuất chúng và nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực y học hạt nhân, thành lập “Trung tâm trị liệu xạ trị phân tử hạt nhân” đầu tiên ở Việt Nam.

Bước đột phá trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam - Ảnh 3.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với các Tập đoàn dược phẩm, y tế hàng đầu của Châu Âu.

Trung tâm có quy mô 10 đến 12 giường được trị liệu bằng Liệu pháp trị liệu phóng xạ thụ thể peptide (PRRT) một liệu pháp liên quan đến phân tử (Liệu pháp đồng vị phóng xạ) được sử dụng để điều trị cụ thể các loại ung thư, khối u carcinoid, ung thư biểu mô tế bào tuyến tụy, tế bào nhỏ ung thư phổi, u tế bào sắc tố (một khối u hiếm hình thành trong tuyến thượng thận), u dạ dày-ruột-tụy (dạ dày, ruột và tuyến tụy) các khối u thần kinh nội tiết.

Đây là một phương pháp trị liệu nhắm đích, bằng cách liên kết một phân tử peptid nhỏ với một hạt nhân phóng xạ (thường phát tia β hoặc α) tạo ra một loại dược phẩm phóng xạ đặc biệt peptit phóng xạ để cung cấp chính xác liều lượng bức xạ điều trị, đến mục tiêu là các tế bào khối u và giảm thiểu tác hại đến các tế bào khỏe mạnh.

Trong liệu pháp hạt nhân phóng xạ thụ thể peptide (PRRT), octreotide kết hợp với liều điều trị của hạt nhân phóng xạ yttrium-90 (Y-90) và lutetium 177 (Lu-177) đây là hạt nhân phóng xạ được sử dụng phổ biến nhất. 

Lutetium Lu 177 dotatate được chỉ định để điều trị các khối u thần kinh nội tiết tố dạ dày dương tính, với thụ thể somatostatin (GEP-NET), bao gồm các khối u thần kinh nội tạng, midgut và hindgut ở người lớn đã được FDA phê chuẩn là Lutathera vào tháng 1- 2018 để tiêm tĩnh mạch. Lutetium Lu 177 dotatate cho thấy sự hấp thụ phóng xạ cao hơn trong các khối u và thời gian cư trú tốt hơn [A31696].

Có thể nói, đây là một minh chứng toàn diện, thể hiện định hướng kinh doanh của Vimedimex và Cermed GmbH luôn đặt lợi ích của người bệnh ở vị trí quan tâm hàng đầu. Thông qua sự hợp tác này nhiều người bệnh sẽ không phải bước chân qua biên giới, không phải chi trả số tiền khổng lồ cho những trung tâm, bệnh viện xa xôi, ngay tại Việt Nam.

3. Hỗ trợ chuyên môn trong nghiên cứu lâm sàng các loại thuốc ung thư

BioNTech hỗ trợ Cermed GmbH và Vimedimex chỉ định Công ty cổ phần tư vấn nghiên cứu IQ Việt Nam (công ty thành viên của Vimedimex), được điều hành bởi PGS-TS. Nguyễn Viết Nhung, nguyên Giám đốc Bệnh viện phổi Trung ương, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty chỉ đạo, điều hành hỗ trợ chuyên môn trong nghiên cứu lâm sàng tại các cơ sở khám chữa bệnh trên lãnh thổ Việt Nam đối với các loại thuốc ung thư.

Trên thực tế, nghiên cứu lâm sàng là một nhánh của khoa học chăm sóc sức khỏe, xác định sự an toàn và hiệu quả của thuốc, thiết bị, sản phẩm chẩn đoán và chế độ điều trị dành cho người bệnh. Chúng có thể được sử dụng để phòng ngừa, điều trị, chẩn đoán hoặc làm giảm các triệu chứng của bệnh. 

Nghiên cứu lâm sàng không chỉ là hoạt động thể hiện hàm lượng chuyên môn sâu về khoa học thực nghiệm, mà còn là yêu cầu bắt buộc và sự thể hiện tính nhân văn, quyền con người ở mức độ thiết thực và đáng trân trọng nhất. Đây cũng là sứ mệnh cao cả mà bất kì cá nhân, tổ chức nào hoạt động chân chính trong lĩnh vực y dược theo đuổi và nhất quán.

 

Bước đột phá trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam - Ảnh 4.

Làm việc với Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai

Mở đầu cho các hoạt động hợp tác chiến lược toàn diện giữa các bên là chuyến thăm và làm việc của Giáo sư Richard Baum với Vimedimex từ ngày 4 đến ngày 6/2/2023 tại Hà Nội.

Giáo sư Richard Baum được cộng đồng khoa học trên toàn thế giới biết đến là một chuyên gia nổi tiếng trên toàn cầu trong lĩnh vực y học hạt nhân. Giáo sư Richard Baum đã có nhiều năm công tác với vai trò lãnh đạo tại các Uỷ ban về y học hạt nhân và phân tử phóng xạ, gần gũi và làm việc với những người đứng đầu IAEA.

Giáo sư Richard Baum cho biết thỏa thuận hợp tác chiến lược này, không chỉ là sự hợp tác kinh tế đơn thuần giữa những Tập đoàn đa quốc gia phát triển trong lĩnh vực y học hạt nhân, mà còn là sự kết hợp sâu sắc giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào thực tế – một mô hình đã thành công và bền vững trên thế giới trong nhiều năm qua. 

Với sự trực tiếp tham gia của những nhà khoa học hàng đầu về y học hạt nhân và ứng dụng điều trị ung thư, các dược chất phóng xạ điều trị, ghi hình được ra đời, đây là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, toàn diện, đáp ứng đầy đủ các điều kiện, yêu cầu, kiểm định khắt khe, tích hợp tri thức nhân loại và sự tận tâm cống hiến có khả năng phục vụ và chữa trị với chất lượng hàng đầu trên thế giới, cho các bệnh nhân ung thư của Việt Nam. 

“Thành quả này, chính là món quà kết tinh từ tình yêu nhân loại,cá nhân tôi, cùng với các cộng sự của mình dành trọn trái tim, dâng tặng cho người dân Việt Nam”- ông nói.

Trong những ngày đầu xuân, sự hợp tác của Vimedimex và Cermed GmbH với những tập đoàn dược phẩm có nền tảng kiến thức, công nghệ hiện đại và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực y học hạt nhân cùng sự hỗ trợ của Giáo sư Richard Baum chính món quà về sức khoẻ trao tặng cho người dân Việt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         

 



Nguồn bài viết